Phải có kịch bản nếu Trung Quốc đóng cửa biên giới

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị Chính phủ phải có kế hoạch đối phó sau việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam.
Phải có kịch bản nếu Trung Quốc đóng cửa biên giới
Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng Chính phủ cần phải đưa ra các kịch bản nếu Trung Quốc đóng cửa biên giới, đưa người lao động Trung Quốc về nước

Ngày 23/5, trong phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội tại đoàn Hà Nội đã thảo luận việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014.
Nhận định về tình hình hiện nay, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh cho rằng trước diễn biến phức tạp tại biển Đông, Chính phủ cần có sự đổi mới trong việc quản lý điều hành kinh tế vĩ mô.


Chính phủ phải đưa ra được những dự báo khả năng Trung Quốc đóng cửa biên giới hoặc đưa người lao động Trung Quốc về nước. Vì vậy trước tình hình biển Đông phức tạp, Chính phủ cần phải có những điều chỉnh trong việc điều hành nền kinh tế.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh lấy ví dụ: “Tôi thấy phần lớn các giống cây trồng trên thị trường đều nhập từ Trung Quốc. Tôi thấy điều này rất phản cảm. Tôi cho rằng ở nước ta cũng có nhiều giống cây trồng rất tốt”.

Bên cạnh đó, đại biểu Khánh cũng cho rằng Chính phủ cần phải khắc phục việc đầu tư dàn trải. Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp thì trước hết phải đầu tư cho khoa học công nghệ.

“Tôi rất muốn khoa học công nghệ trước hết phải tập trung cho quốc phòng an ninh. Nhưng không có việc sử dụng các thiết bị công nghệ nước ngoài”, bà Khánh nêu quan điểm.

Đại biểu này cũng lấy ví dụ thực tế hiện nay nhiều sản phẩm công nghệ đang dùng trên thị trường lại toàn là hàng Trung Quốc. “Tại sao những sản phẩm này, các nhà khoa học, các doanh nhân Việt Nam không hướng đến để kiểm soát tình hình này?”,  đại biểu Khánh băn khoăn đặt câu hỏi.

Vị đại biểu này cũng cho rằng ngân sách nhà nước nên đầu tư cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, Quốc hội đồng ý đầu tư cho khoa học công nghệ nhưng không phải là để đi nhập các thiết bị nước ngoài với chi phí lớn.

Đại biểu này cũng mong muốn các nhà khoa học Việt Nam có những sáng chế để làm chủ các thiết bị khoa học công nghệ  phục vụ cho quốc phòng an ninh đất nước.

Nhiều đại biểu cũng đồng tình với quan điểm vừa qua xảy ra sự kiện bất ổn ở biển Đông, ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế, thương mại hai nước. Vì vậy, Chính phủ cần đánh giá kỹ lưỡng vấn đề này để có bước đi phù hợp, giải pháp cụ thể.

Liên quan đến vấn đề căng thẳng ở biển Đông, ông Phạm Quang Nghị, trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cho rằng Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần giữ vững môi trường hòa bình để phát triển đất nước. Ngoài ra, chúng ta cũng phải giữ gìn mối quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc láng giềng.

Ông Phạm Quang Nghị cho rằng lãnh thổ quốc gia Việt Nam không di dời đi đâu được mà cũng không có cách nào di dời Trung Quốc đi nơi khác nên vẫn phải tiếp tục xây dựng mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Bên cạnh vấn đề liên quan đến biển Đông, nhiều đại biểu cũng phản ánh những bức xúc của cử tri như việc rút đăng cai ASIAD 18, đề án đổi mới chương trình, SGK 34.000 tỷ đồng và trách nhiệm của ngành y tế trước một số loại dịch bệnh.

Nhiều đại biểu cũng cho rằng cần phải xem lại trách nhiệm của ngành thể dục thể thao khi đã “nhanh nhẹn” xin đăng cai ASIAD 18 trong khi mọi tầng lớp nhân dân lại không được biết nhiều về điều này. Sau đó, khi thông tin được công bố, dư luận phản ứng và ngành thể dục thể thao đã phải xin rút đăng cai ASIAD 18.

Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cũng lấy ví dụ về đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa với kinh phí khổng lồ nhưng báo cáo lại hết sức sơ sài. Khi hỏi kinh phí thì Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển nêu dự kiến 34.000 tỷ đồng nhưng khi Bộ trưởng đi công tác về lại nói số tiền này không có trong đề án.

Đại biểu này cũng cho rằng cần phải xem lại trách nhiệm trong việc phát ngôn không thống nhất giữa lãnh đạo Bộ GD-ĐT.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cũng chỉ ra những bất cập trong việc công bố dịch sởi gây xôn xao dư luận thời gian qua. Bà Hà cho rằng nếu công bố dịch sẽ được Tổ chức y tế thế giới hỗ trợ, quan tâm, đồng thời sẽ được tạo điều kiện tối đa nguồn lực vật chất trang thiết bị ứng phó với dịch sởi.

Bí Thư thành ủy Hà Nội - Phạm Quang Nghị cho rằng phải kiên quyết giữ toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc (Ảnh: Phạm Thịnh) Về vấn đề công bố dịch sởi, Bí thư Thành ủy Hà Nội- Phạm Quang Nghị cho biết khi đi kiểm tra tại một số bệnh viện đã thấy 61 tỉnh thành có dịch sởi, 127 trẻ em đã bị chết.

“Lúc đó tôi bảo sao bây giờ còn tranh luận có dịch hay không, công bố hay không công bố? Thẩm quyền công bố dịch căn cứ vào tiêu chí, quy định, nhưng phải thấy nó rất nghiêm trọng, và thái độ ứng phó với nó phải như có dịch”, ông Phạm Quang Nghị nhấn mạnh.

Ông Nghị cũng dẫn dụ với dịch SARS trước đây chúng ta khi công bố thì làm rất tốt, và chỉ chết khoảng 10 người, hay dịch tả cũng vậy. Còn bệnh sởi hơn tăng người chết mà cứ tranh luận có công bố dịch hay không, cách ứng phó của chúng ta không tương xứng với vấn đề đó.

Các đại biểu cũng cho rằng Chính phủ cần phải có báo cáo chi tiết hơn, phải nhận trách nhiệm và đề ra phương án cụ thể để giải quyết những bức xúc trong dư luận về các nội dung đã phản ánh nêu trên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5509
  1. Kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
  2. Toàn cảnh vụ tàu TQ đâm thủng 4 lỗ, làm gãy 7 đoạn lan can tàu VN
  3. Trơ trẽn tuyên bố đưa giàn khoan đến Trường Sa: “Xử” Trung Quốc thế nào?
  4. “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền
  5. Tướng Phùng Quang Thanh gặp BT Quốc phòng Mỹ, Anh, Pháp
  6. Luận điệu tởm lợm xuất hiện: Nhật xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa
  7. Đại sứ Việt Nam đăng đàn trên báo Indonesia phản pháo luận điệu của Trung Quốc
  8. Bộ trưởng Quốc phòng VN gặp song phương đồng cấp Mỹ, Pháp
  9. Giàn khoan 981: Trung Quốc hành động ‘lạ’, thêm trò vu khống
  10. Video:Tàu Trung Quốc cản phá trái phép tàu kiểm ngư Việt Nam
  11. Chuyện chưa biết về tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003
  12. Phóng viên CNN: Tàu Trung Quốc như ‘chó căng xích’ lao vào tàu Việt Nam
  13. Nóng sáng 29/5: Sau ‘981’ Trung Quốc sẽ làm gì?
  14. Việt Nam kêu gọi hội nghị MNA ủng hộ hòa bình Biển Đông
  15. Bốn máy bay chiến đấu Trung Quốc bay sát giàn khoan Hải Dương 981
  16. Cảnh sát biển Việt Nam và 10 lời thề thiêng liêng ở Hoàng Sa
  17. Chưa có dấu hiệu giàn khoan 981 tiếp tục di chuyển
  18. Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
  19. Nhật Bản muốn đẩy nhanh cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
  20. Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên biển’
  21. Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Triệu đại sứ Trung Quốc trao công hàm là cần thiết
  22. Video:Cận cảnh tàu và trực thăng Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam
Video và Bài nổi bật