Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Triệu đại sứ Trung Quốc trao công hàm là cần thiết

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu đại sứ Trung Quốc để trao công hàm phản đối là điều cần thiết.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Triệu đại sứ Trung Quốc trao công hàm là cần thiết
Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

Bên hành lang Quốc hội, Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh – nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cho biết quan điểm về sự việc tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 26/5.

- Ông có bình luận gì trước sự việc hàng chục tàu cá của Trung Quốc bao vây và đâm chìm một tàu cá Việt Nam ngày 26/5?

Nhìn chung, quan hệ giữa ngư dân Việt Nam với ngư dân Trung Quốc ở khu vực này đang rất nóng bỏng. Tuy vậy, việc này không phải diễn ra bây giờ mà trước đây đã diễn ra khá thường xuyên.

Nhưng trong thời điểm này, Trung Quốc huy động lực lượng tàu cá vỏ sắt kết hợp với các lực lượng tàu khác bảo vệ giàn khoan, rất hung hăng trong hành động này vì sau họ là các lực lượng khác hỗ trợ, bảo vệ.

Với số lượng đông, họ dễ dàng tấn công tàu cá Việt Nam. Việc làm đó rất phi pháp, thiếu thiện chí.

Chúng ta có thể coi việc tấn công tàu cá Việt Nam là hành động khiêu khích, dùng sức mạnh tấn công ngư dân của ta trên ngư trường quen thuộc của Việt Nam.


- Ngày 27/5, đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối, ông đánh giá thế nào về hành động này của phía Việt Nam?

Về đấu tranh ngoại giao, việc này tôi cho là cần thiết để tỏ thái độ kiên quyết của Chính phủ Việt Nam với những hành động trái phép của Trung Quốc.

- Việt Nam sẽ phải yêu cầu phía Trung Quốc có những hành động thế nào sau vụ việc này, thưa ông?

Hành động của Trung Quốc rất phổ biến, thậm chí còn có hành vi cướp cả ngư cụ, cá của ngư dân, tịch thu phương tiện truyền thông của ngư dân.

Theo luật pháp, Việt Nam phải yêu cầu Trung Quốc bồi thường trong sự việc này.

- Ông có đánh giá gì về hành động của Trung Quốc trong thời gian gần đây?

Không chỉ tàu cá mà các tàu khác của Trung Quốc cũng đang tấn công tàu của ta. Những việc làm đó của Trung Quốc đều có kế hoạch trước chứ không phải ngẫu hứng. Kế hoạch định sẵn rồi.

Thường trong quân sự hay việc gì đó đều chia thành các giai đoạn. Như vừa rồi, giai đoạn quyết liệt nhất là đặt giàn khoan nên họ sử dụng quân đông hơn để bảo vệ.

Còn giai đoạn này, khi đã định vị được giàn khoan, lực lượng đã vững chắc, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục triển khai rộng hơn lực lượng của họ. Việt Nam phải kiên quyết chứ nếu lùi là Trung Quốc sẽ lại lấn tới.

Thời gian qua nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam liên tục bị tàu Trung Quốc đâm chìm khi đang hành nghề trên biển
- Ông có lo lắng cho ngư dân Việt Nam hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa?

Chính phủ, nhân dân và ngư dân Việt Nam đặc biệt lo ngại trước những hành động ngày càng có dấu hiệu leo thang của phía Trung Quốc.

Nhưng với trách nhiệm, nhiệm vụ không chỉ vì mưu sinh mà bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, ngư dân Việt Nam vẫn kiên cường bám biển. Tôi nghĩ ngư dân Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục bám biển.

- Vấn đề hỗ trợ, bảo vệ ngư dân của Việt Nam trên biển phải thực hiện thế nào, thưa ông?

Kiểm ngư Việt Nam mới thành lập nên chưa đủ lực lượng lớn mạnh, còn kiểm ngưTrung Quốc được tổ chức quy củ, thành vùng.

Tốt nhất về phía chúng ta, ngư dân ra biển phải tổ chức thành tập đoàn, đội, có chỉ huy và phương án đối phó khi gặp tàu Trung Quốc.

Trước đây Việt Nam có tổ chức dân quân trên biển, nhưng do có lo ngại có vi phạm luật pháp quốc tế (về sử dụng vũ khí) nên phải giải thể.

Ở nước ngoài, ngư dân thuê các lực lượng bảo vệ khi đi biển (như ở Thái Lan thuê cả không quân, hải quân) để bảo vệ trước cướp biển.

- Với tư cách là đại biểu Quốc hội, ông lên án hành động của Trung Quốc thế nào?

Tôi kêu gọi ngư dân Trung Quốc và tàu cá Trung Quốc nên kiềm chế những việc làm vi phạm luật pháp quốc tế trên biển Đông. Đây là những hành động không thể chấp nhận.

Kêu gọi ngư dân của chúng ta một mặt kiềm chế trước những hành vi khiêu khích của Trung Quốc, mặt khác cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất những va chạm với tàu Trung Quốc tránh tổn thất bằng việc đi đánh bắt theo đoàn.

Còn với lực lượng thực thi Pháp Luật của Việt Nam, ngoài việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, họ cũng có trách nhiệm bảo vệ ngư dân đánh bắt hải sản trên biển, kiểm soát đấu tranh thực thi luật pháp trên biển.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5509
  1. Kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
  2. Toàn cảnh vụ tàu TQ đâm thủng 4 lỗ, làm gãy 7 đoạn lan can tàu VN
  3. Trơ trẽn tuyên bố đưa giàn khoan đến Trường Sa: “Xử” Trung Quốc thế nào?
  4. “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền
  5. Tướng Phùng Quang Thanh gặp BT Quốc phòng Mỹ, Anh, Pháp
  6. Luận điệu tởm lợm xuất hiện: Nhật xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa
  7. Đại sứ Việt Nam đăng đàn trên báo Indonesia phản pháo luận điệu của Trung Quốc
  8. Bộ trưởng Quốc phòng VN gặp song phương đồng cấp Mỹ, Pháp
  9. Giàn khoan 981: Trung Quốc hành động ‘lạ’, thêm trò vu khống
  10. Video:Tàu Trung Quốc cản phá trái phép tàu kiểm ngư Việt Nam
  11. Chuyện chưa biết về tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003
  12. Phóng viên CNN: Tàu Trung Quốc như ‘chó căng xích’ lao vào tàu Việt Nam
  13. Nóng sáng 29/5: Sau ‘981’ Trung Quốc sẽ làm gì?
  14. Việt Nam kêu gọi hội nghị MNA ủng hộ hòa bình Biển Đông
  15. Bốn máy bay chiến đấu Trung Quốc bay sát giàn khoan Hải Dương 981
  16. Cảnh sát biển Việt Nam và 10 lời thề thiêng liêng ở Hoàng Sa
  17. Chưa có dấu hiệu giàn khoan 981 tiếp tục di chuyển
  18. Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
  19. Nhật Bản muốn đẩy nhanh cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
  20. Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên biển’
  21. Video:Cận cảnh tàu và trực thăng Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam
Video và Bài nổi bật