Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quốc hội sẽ triển khai nhiều biện pháp kiên quyết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế, buộc Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Việt Nam sẽ triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
Tàu tuần tra CSB 8001 được cho là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á đã ra khơi bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Bên lề kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ quan điểm, phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 đồng thời đưa ra nhiều giải pháp để đấu tranh với “người láng giềng hiế‌p đáp”.

Cương quyết và khôn khéo

Ông Hà Lê, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư cho biết, tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hiện có tới 113 tàu Trung Quốc. Các tàu hải cảnh, tàu kéo, tàu vận tải của Trung Quốc vẫn tổ chức thành nhiều nhóm với khoảng 8-10 tàu chia thành 3 vòng áp sát tàu của Việt Nam ở phạm vi 9-11 hải lý. Tàu Trung Quốc cũng  vẫn sử dụng hàng loạt các biện pháp nguy hiểm như đâm, va, phun vòi rồng áp lực lớn khi tàu của ta đấu tranh tuyên truyền ở phạm vi 5 - 6 hải lý. Ở vị trí gần giàn khoan, tàu cá Trung Quốc dàn thành hàng ngang từ 25 - 30 tàu để cản trở, ép, đe dọa đâm, va, húc tàu cá của ta. Đặc biệt, mới đây tại khu vực giàn khoan Hải Dương 981 còn xuất hiện tàu khu trục tên lửa hoạt động cách giàn khoan 15-20 hải lý, tàu quét mìn hoạt động quanh khu vực giàn khoan hạ đặt trái phép - ông Hà Lê nhấn mạnh.

Mặc dù việc đấu tranh ngoài thực địa ngày càng căng thẳng và khó khăn, nhưng lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn duy trì khoảng 60 tàu hoạt động và đấu tranh với cường độ cao, cách giàn khoan 5-6 hải lý. Tuy nhiên, tàu kiểm ngư của ta đã bị tàu của Trung Quốc vây ép, tấn công và làm hư hỏng 10 tàu. Trước sự cản phá của tàu Trung Quốc, ông Hà Lê cho hay, các tàu kiểm ngư Việt Nam đã chủ động, kịp thời vòng tránh để giảm thiệt hại.

Cùng với việc đấu tranh trên thực địa, vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã hiện diện ở nhiều diễn đàn quốc tế, tuyên bố rất rõ ràng chúng ta luôn tranh thủ tối đa việc giải quyết bất đồng và tranh chấp một cách hòa bình. Ngay cả khi bảo vệ chủ quyền, chúng ta cũng làm bằng các biện pháp hòa bình, làm sao giữ vững và duy trì hòa bình. Nhưng khi chủ quyền của ta bị xâm phạm, tước đoạt, nước khác bất chấp, không tôn trọng chủ quyền của chúng ta, mà chủ quyền là thiêng liêng, thì khi đó ta rơi vào một tình thế bắt buộc phải tự vệ để bảo vệ chủ quyền của mình.

Việt Nam cần đưa vụ việc ra Toà án quốc tế

Việt Nam cần đưa ra Tòa án quốc tế để thế giới biết Việt Nam đang nghĩ gì, lập luận của Việt Nam như thế nào, chứ không thể để một mình Trung Quốc nói theo ý họ được, là nhận định của ông Jean-Vincent Brisset, cựu Tướng không quân của Pháp nay là Giám đốc nghiên cứu của viện quan hệ quốc tế và chiến lược của Pháp (IRIS), tác giả của nhiều sách và nghiên cứu về Trung Quốc.

Theo ông Brisset nhận định: “Trung Quốc sẽ tìm cách phong tỏa vụ kiện. Nhưng hành động đó vẫn rất quan trọng, vì Việt Nam cần đưa ra Tòa án quốc tế để cho thế giới biết Việt Nam đang nghĩ gì, lập luận của Việt Nam như thế nào, chứ không thể để một mình Trung Quốc nói theo ý họ được. Đây là chiến lược truyền thông cực kỳ quan trọng mà Việt Nam cần phải ý thức được. Việc này trước hết để cho chính các nước ASEAN thấy rằng đang có cách tiếp cận như thế nào với các tranh chấp trên biển Đông để từ đó ASEAN phải thay đổi, tiếp đến là cho cộng đồng quốc tế thấy rõ đây là các tranh chấp”.

Ông Brisset cho rằng, ngoài con đường pháp lý, việc Việt Nam nên làm là tổ chức ngay một hội nghị gồm những nước ASEAN có liên quan đến tranh chấp biển Đông như Philippines, Malaysia, Brunei hay kể cả Indonesia để thống nhất với nhau cách thức phản ứng trước Trung Quốc. Các nước ASEAN cần hiểu rằng nếu bị tách riêng, không một nước nào trong khu vực đủ sức đương đầu lâu dài với Trung Quốc. Nếu họ nhận thức được tất cả đều sẽ thiệt hại thì sẽ phải cùng hành động và sẽ hành động ngày một cứng rắn hơn.

Ngoài ra, ông cho rằng Việt Nam cần thúc đẩy hơn nữa công tác tuyên truyền quốc tế, cho thế giới xem nhiều hơn những băng hình quay cảnh tàu Trung Quốc tấn công các tàu cảnh sát biển và ngư dân Việt Nam. Đây là thực tế không được phép trốn tránh và càng đối mặt sớm với nó thì sẽ càng có nhiều cơ hội tạo được một sự cân bằng tương đối hơn trong quan hệ với Trung Quốc, ông Brisset nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, GS.TS Jonathan London - chuyên gia Việt Nam và phát triển học ở Đông Nam Á, trường Đại học Hongkong (Trung Quốc) cũng cho biết, cách tốt nhất mà Việt Nam có thể sử dụng khi đề cập đến căng thẳng tại biển Đông là tiếp tục cung cấp những bằng chứng cho thế giới thấy rõ thực trạng đang diễn ra trên biển là như thế nào, cũng như cho thế giới biết hành vi của phía Trung Quốc, đặc biệt là việc đưa tàu chiến đến khu vực này. Ông tin rằng, dư luận thế giới sẽ nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng hơn về những gì đang diễn ra tại biển Đông.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5509
  1. Kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền
  2. Toàn cảnh vụ tàu TQ đâm thủng 4 lỗ, làm gãy 7 đoạn lan can tàu VN
  3. Trơ trẽn tuyên bố đưa giàn khoan đến Trường Sa: “Xử” Trung Quốc thế nào?
  4. “Chủ quyền lịch sử” không phải để chứng minh chủ quyền
  5. Tướng Phùng Quang Thanh gặp BT Quốc phòng Mỹ, Anh, Pháp
  6. Luận điệu tởm lợm xuất hiện: Nhật xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa
  7. Đại sứ Việt Nam đăng đàn trên báo Indonesia phản pháo luận điệu của Trung Quốc
  8. Bộ trưởng Quốc phòng VN gặp song phương đồng cấp Mỹ, Pháp
  9. Giàn khoan 981: Trung Quốc hành động ‘lạ’, thêm trò vu khống
  10. Video:Tàu Trung Quốc cản phá trái phép tàu kiểm ngư Việt Nam
  11. Chuyện chưa biết về tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8003
  12. Phóng viên CNN: Tàu Trung Quốc như ‘chó căng xích’ lao vào tàu Việt Nam
  13. Nóng sáng 29/5: Sau ‘981’ Trung Quốc sẽ làm gì?
  14. Việt Nam kêu gọi hội nghị MNA ủng hộ hòa bình Biển Đông
  15. Bốn máy bay chiến đấu Trung Quốc bay sát giàn khoan Hải Dương 981
  16. Cảnh sát biển Việt Nam và 10 lời thề thiêng liêng ở Hoàng Sa
  17. Chưa có dấu hiệu giàn khoan 981 tiếp tục di chuyển
  18. Nhật Bản muốn đẩy nhanh cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
  19. Nếu cần, sẽ có ‘Điện Biên Phủ trên biển’
  20. Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Triệu đại sứ Trung Quốc trao công hàm là cần thiết
  21. Video:Cận cảnh tàu và trực thăng Trung Quốc xâm phạm biển Việt Nam
Video và Bài nổi bật