Hàng loạt báo Nhật lên kịch bản chiến tranh với Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngay sau khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập “Vùng phòng không” trên biển Hoa Đông, 5 trong số 7 tuần báo quốc gia của Nhật Bản đã đưa ra các kịch bản về chiến tranh Nhật – Trung ở khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Hàng loạt báo Nhật lên kịch bản chiến tranh với Trung Quốc
Tàu hải giám Trung Quốc và tàu của Lực lượng canh gác bờ biển Nhật Bản thường xuyên đối đầu nhau ở vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Trang blog có tên chiến tranh thật buồn tẻ (War is Boring) dự báo về cuộc không chiến công nghệ cao trên biển Hoa Đông với sự tham gia của chiến đấu cơ Đại bàng F-15 (F-15 Eagle) của Nhật Bản, Chim ăn thịt F-22 (F-22 Raptors) của Mỹ và các máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Theo kịch bản này, một số chiến đấu cơ của Nhật Bản – và một chiếc của Mỹ - sẽ bị bắn hạ, nhưng số máy bay Trung Quốc bị tiêu diệt sẽ lớn hơn. Chiến thắng trong “vòng 1” sẽ thuộc về “đội” Mỹ - Nhật.

Tuần báo Shukan Gendai dự báo chiến tranh sẽ nổ ra sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ra lệnh bắn hạ một chiếc máy bay dân dụng Nhật Bản sau khi chiếc máy bay này từ chối cung cấp thông tin nhận dạng cho Bắc Kinh khi tiến vào “Vùng phòng không”. Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay tiến vào “Vùng phòng không” đều phải cung cấp lịch trình bay và thông tin nhận dạng đồng thời tuân thủ mọi yêu cầu của nước này.

Tờ Sunday Mainichi, một trong những tờ báo cấp quốc gia của Nhật Bản, đăng tải một bài báo với dòng tít: “Chiến tranh Trung – Nhật sẽ nổ ra vào tháng Một”. Tờ báo này dự báo rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ sụp đổ, khiến các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh cho rằng cần phát động một cuộc chiến tranh với Nhật Bản xấu xa để đánh lạc hướng chú ý của dư luận khỏi các vấn đề nội bộ nước này.

Nhiều nhà phân tích quân sự bình luận về điểm mạnh và điểm yếu của 2 “phe” trong cuộc xung đột này. Theo đó, Trung Quốc có lợi thế về số lượng căn cứ không quân và các căn cứ ở khá gần “chiến trường” còn Nhật Bản có lợi thế về độ tinh  nhuệ và chất lượng so với các máy bay và tàu hải quân của Bắc Kinh.

Hiện tại không quân Nhật Bản chỉ duy trì một phi đội gồm 20 chiếc F-15 tại Naha, thủ phủ và thành phố lớn nhất đảo Okinawa, và máy bay cùng các phi công nước này đang phải “gồng mình” để tiến hành tuần tra hàng ngày ở không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư để canh chừng những máy bay nước ngoài xâm nhập. Trong năm tới, Nhật Bản sẽ bổ sung thêm một phi đội 20 máy bay F-25 nữa cho Naha.

Nhật Bản có thể huy động máy bay tiếp viện từ các khu vực khác ở nước này, nhưng điều đó vẫn bị hạn chế vì nước này thiếu căn cứ ở gần chiến trường. Tất nhiên điểm yếu này có thể đướgiari quyết bằng một hoặc một vài tàu sân bay Mỹ, nếu Mỹ bị lôi kéo vào cuộc xung đột này. Mỗi tàu sân bay Mỹ chở theo khoảng 70 máy bay chiến đấu.

Và có khả năng, Mỹ sẽ bị lôi kéo vào cuộc xung đột này. Việc Washington tuyên bố trung lập về Senkaku/Điếu Ngư có vẻ không lôgíc. Theo hiệp ước quốc phòng song phương Mỹ - Nhật, Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ quần đảo này, cũng giống như toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, nếu có xung đột xảy ra.

Theo tác giả Todd Crowell, sẽ là kì quặc nếu Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến với một Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân chỉ vì một quần đảo không có người ở và không có vai trò chiến lược gì. Tuy nhiên, trong 60 năm qua, Tokyo đã “đầu tư” để sử dụng hiệp ước này bằng cách cung cấp các căn cứ quân sự cho Mỹ đặt quân đội ở nước này và có thể Nhật Bản sẽ “thu hồi vốn” bằng cách kêu gọi Mỹ thực thi nhiệm vụ của nước này.

Mặc dù hầu hết các kịch bản chiến tranh trên đây chỉ là giả định và là kết quả của sự tưởng tượng, có rất nhiều biến cố đã thực sự xảy ra trong suốt 12 tháng qua.

Các tàu hải giám Trung Quốc đều đặn xuất hiện tại vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Cho tới nay, Trung Quốc mới chỉ điều động các con tàu bán quân sự và Nhật Bản cũng chỉ đáp trả bằng lực lượng canh gác bờ biển mà chưa dùng tới lực lượng hải quân . Tuy nhiên, máy bay chiến đấu Nhật – Trung đã đối đầu nhau trên không phận của quần đảo này một vài lần.

Trong khi đó, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe bị Trung Quốc và một số nước nhìn nhận là chính quyền có tư tưởng hiếu chiến. Trong năm nay, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua kế hoạch thành lập một Hội đồng an ninh quốc gia mới, bản sao Hội đồng an ninh quốc gia của Mỹ, và luật về bí mật quốc gia nhằm trấn an Mỹ về nguy cơ rò rỉ thông tin quốc phòng.

Vừa qua, Nhật Bản đã thông qua kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng để đối phó với cái gọi là mối đe dọa từ Trung Quốc.

Trong năm qua đã xảy ra những biến cố dưới đây trong căng thẳng Nhật – Trung.

Trong tháng Một, Trung Quốc ngắm bắn ra đa tên lửa vào tàu khu trục Nhật Bản. Thông thường hành động này ám hiệu tàu chiến Trung Quốc sẽ bắn tên lửa vào tàu Nhật Bản. Trong vụ việc này, tàu Nhật Bản đã quyết định tránh tàu Trung Quốc.

Hải quân Nhật Bản hạ thủy tàu chiến lớn nhất, Izumo, còn có thể sử dụng làm tàu chở máy bay trực thăng và một số nước coi đây là tàu sân bay hạng nhẹ.

Khoảng 1.000 quân bộ binh Nhật Bản đã tham gia vào cuộc tập trận Dawn Blitz với lính thủy đánh bộ Mỹ để rèn luyện kĩ năng bảo vệ hoặc nếu cần thiết sẽ lấy lại một hoặc cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Trong một cuộc tập trận, Nhật Bản đã đặt các tên lửa chống tàu trên đảo Miyako, hòn đảo nằm bên Kênh Miyako, con đường hàng hải chiến lược đủ độ sâu và rộng để các tàu chiến đi qua. Đôi khi Hải quân Trung Quốc điều tàu đi qua kênh này để tham gia các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết bộ này đang xem xét phương án bắn hạ bất kỳ máy bay không người lái nào của Trung Quốc xâm phạm không phận quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Bộ này cho rằng không giống máy thông thường, máy bay không người lái không thể  đáp trả lại các cú bắn cảnh cáo.

Rõ ràng, có nhiều điều phải lo ngại cho năm sắp tới.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5037
  1. Trung Quốc muốn “thúc đẩy quan hệ quân sự” với Mỹ
  2. Lầu Năm Góc chỉ trích Trung Quốc về biển Đông
  3. Mỹ: Trung Quốc “vô trách nhiệm” ở Biển Đông
  4. Chiến lược của Trung Quốc ở Đông Bắc Á: Hòa Hàn, ép Nhật
  5. ‘Trung Quốc vô trách nhiệm khi ngăn tàu Mỹ trên Biển Đông’
  6. Nhật mua hơn 100 chiếc F-35 quyết đè bẹp không quân Trung Quốc
  7. Trung Quốc lớn tiếng đe dọa Mỹ ở Biển Đông
  8. Kerry: ‘Trung Quốc không nên lập ADIZ ở Biển Đông’
  9. Trung Quốc điều 40 tiêm kích J-10 tới Biển Đông
  10. Vũ khí Nhật khiến Trung Quốc “dựng tóc gáy”?
  11. Trung Quốc không nên áp đặt ADIZ trên Biển Đông
  12. Mỹ mong muốn giải quyết vấn đề Biển Đông bằng hòa bình
  13. Mỹ cảnh cáo Trung Quốc chớ áp đặt ADIZ ở Biển Đông
  14. Ngăn Trung Quốc, Nhật Bản tăng cường thắt chặt quan hệ với châu Á
  15. Senkaku/Điếu Ngư căng thẳng, Trung Quốc sản xuất tàu cung ứng mới
  16. Hàn Quốc: Vùng phòng không mới mở rộng chính thức có hiệu lực
  17. Nhật Bản-Việt Nam hợp tác an toàn hàng không Hoa Đông, Biển Đông
  18. Vì sao Trung Quốc suýt đâm tàu chiến Mỹ?
  19. Tần suất đối đầu chiến hạm Trung - Mỹ trên Biển Đông sẽ gia tăng
  20. Trung Quốc bác bỏ chỉ trích của Thủ tướng Nhật về ADIZ
  21. Tàu Trung Quốc lao vào tàu Mỹ: trả đũa B-52 vào ADIZ?
Video và Bài nổi bật