Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan khai chỉ nắm giữ 5% cổ phần Ngân hàng SCB

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bị cáo Trương Mỹ Lan phủ nhận việc nắm giữ trên 90% cổ phần của Ngân hàng SCB và cho rằng bản thân chỉ nắm giữ 5%.
Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan khai chỉ nắm giữ 5% cổ phần Ngân hàng SCB
bị cáo Trương Mỹ Lan không thừa nhận mình đã thâu tóm trên 90% cổ phần của ngân hàng SCB. Ảnh: HOÀNG GIANG

Ngày 11-3, phiên tòa xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng 85 bị cáo khác xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các tổ chức có liên quan tiếp tục với phần xét hỏi.

bị cáo Trương Mỹ Lan và Nguyễn Cao Trí là hai bị cáo cuối cùng được HĐXX thẩm vấn.

"Chỉ nắm giữ 5% cổ phần"

Trả lời trước HĐXX, bị cáo Lan thừa nhận một phần hành vi giống như cáo trạng đã truy tố. Có một số điểm chưa chính xác ví dụ như bị cáo không phải nắm giữ trên 90% cổ phần của ngân hàng SCB mà bản thân chỉ nắm giữ dưới 5% (cụ thể là 4,9%), nếu tính tổng cổ phần mà gia đình bị cáo nắm giữ chỉ khoảng 15%. Còn lại, bị cáo đứng ra bảo lãnh và vận động bạn bè ở nước ngoài nắm khoảng 30%, các bạn bè ở Việt Nam nắm hơn 30%.

Chủ tọa hỏi: “Tất cả mọi người mua cổ phần của SCB đều nói đứng tên mua cổ phần giúp Trương Mỹ Lan, bị cáo giải thích sao về vấn đề này?"

bị cáo Lan khai những người đứng tên này hoàn toàn không biết mặt mình và cũng không phải đứng tên giúp bị cáo vì bạn bè của bị cáo toàn là Việt kiều Canada, Úc… theo quy định không được đứng tên mua cổ phẩn nên bạn bị cáo phải tìm người Việt Nam đứng tên giúp chứ không phải đứng tên giúp bị cáo.

Nói về nhóm cổ đông ở nước ngoài chiếm 30% cổ phần SCB, bị cáo Lan cho biết sau thời điểm hợp nhất ba ngân hàng, tình hình ngân hàng SCB rất khó khăn. bị cáo phải đứng ra vận động bạn bè ở nước ngoài, đứng ra bảo lãnh cho họ để họ đầu tư vào SCB, để vực dậy SCB.

bị cáo Lan cũng cho biết thời điểm hợp nhất ba ngân hàng thì các cơ quan nhà nước có nhờ bà đứng ra giúp vì thời điểm đó, các nhóm cổ đông của cả ba ngân hàng đều hỗn loạn, tranh giành cổ phần với nhau. "Do đó, bị cáo đứng ra kêu gọi bạn bè, người thân cùng chung tay mua đủ trên 65% cổ phần để từ đó có thẩm quyền ra nghị quyết hợp nhất ba ngân hàng, chứ không phải "thâu tóm" như cáo trạng nêu"- Trương Mỹ Lan nói.

Phủ nhận cáo buộc điều hành ngân hàng

Chủ tọa phiên tòa tiếp tục chất vấn: “Tất cả các bị cáo khác là tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT ngân hàng SCB… đều xác định làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, bị cáo giải thích sao về chuyện này?”.

bị cáo Lan khai: “Ngay từ đầu, bị cáo được giao nhiệm vụ giúp cho ba ngân hàng được hợp nhất, sau khi hợp nhất không có người nào là người thân tín của bị cáo. Lê Khánh Hiền là người đầu tiên làm tổng giám đốc, các bị cáo Thu Sương, Võ Tấn Hoàng Văn… đều không phải là người thân tín của bị cáo, những người này chỉ làm khoảng một năm là nghỉ, nếu là thân tín thì đã làm và gắn bó với bị cáo trong thời gian dài.

Cạnh đó, ngay từ ban đầu, nhiệm vụ của bị cáo là giúp cho ba ngân hàng được hợp nhất còn sau khi hợp nhất bị cáo cũng không chỉ đạo, điều hành".

Khai về bị cáo Đỗ Thị Nhàn (trưởng đoàn thanh tra), bị cáo Lan khai không hề biết Đỗ Thị Nhàn mà chính Võ Tấn Hoàng Văn và Đinh Văn Thành nhờ bị cáo gặp bà Nhàn để nói kết thúc sớm thanh tra, tiếp tục hỗ trợ cho Ngân hàng SCB mượn tài sản và kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào giúp SCB.

Chủ tọa phiên tòa tiếp tục chất vấn các khoản tiền vay của Công ty Đông Phương: “Công ty Đông Phương vay 1.700 tỉ nhưng chỉ sử dụng 400 tỉ, số tiền còn lại đưa cho bị cáo sử dụng. bị cáo giải thích sao về vấn đề này?”

bị cáo Lan khai vấn đề này không đúng vì thời điểm đó, ngân hàng nhà nước đang siết cho vay bất động sản, khuyến khích cho vay thương mại. Cho nên khi gặp lãnh đạo Công ty Đông Phương, bị cáo thấy công ty này đang kinh doanh rất tốt nên bị cáo đã đứng ra cho mượn tài sản để bảo lãnh cho Công ty Đông Phương vay. Do tài sản đảm bảo là của bị cáo nên Tùng (chủ tịch Công ty Đông Phương) cứ nghĩ là tài sản của mình và được quyền sử dụng hết 1.700 tỉ đồng là không đúng.

Phiên tòa vẫn đang tiếp tục xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 15491
  1. Giai đoạn 2 vụ Vạn Thịnh Phát: Số tiền, vàng, bất động sản bị kê biên lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng
  2. Những con số “khủng” trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
  3. Vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Tài sản của 3 cá nhân đã chết đang ở đâu?
  4. Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đã có sự chuyển biến về nhận thức, ý thức pháp luật
  5. Bà Trương Mỹ Lan vận chuyển qua biên giới hơn 106 ngàn tỷ đồng
  6. Giai đoạn 2 “đại án” Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục làm rõ tài sản của 5 bị cáo trốn truy nã
  7. Chi tiết giao dịch giữa Quốc Cường Gia Lai và bà Trương Mỹ Lan liên quan phán quyết trả lại gần 2.883 tỉ đồng
  8. Người chế clip “bà Trương Mỹ Lan nói 673.000 tỉ đồng ở ngoài biển” sẽ bị xử lý thế nào?
  9. Vụ Vạn Thịnh Phát: 5 cựu cán bộ SCB trốn truy nã thực hiện quyền kháng cáo ra sao?
  10. Vụ án Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan phải khắc phục hậu quả 673.848 tỉ đồng
  11. Tòa tuyên án: Bị cáo Trương Mỹ Lan gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần SCB
  12. Hình ảnh bà Trương Mỹ Lan cùng các bị cáo trước giờ tuyên án
  13. Bắt đầu tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát
  14. Vụ Vạn Thịnh Phát: Tranh luận về xác định thiệt hại vụ án
  15. Vụ Vạn Thịnh Phát: VKS đối đáp 8 nhóm vấn đề, khẳng định truy tố đúng
  16. Luật sư đề nghị xem xét lại tội danh của bà Trương Mỹ Lan, viện kiểm sát giữ quan điểm truy tố
  17. Bị ép làm sai, nhiều thuộc cấp của bị cáo Trương Mỹ Lan quyết liệt chống đối
  18. Vụ Vạn Thịnh Phát: Các cựu lãnh đạo thanh tra ngân hàng ăn năn hối cải
  19. Vụ Vạn Thịnh Phát: Ông Nguyễn Cao Trí giữ quyết định trả 1.000 tỷ đồng tiền mặt cho bà Trương Mỹ Lan
  20. Các luật sư đề nghị xem xét lại tội danh của bị cáo Trương Mỹ Lan
  21. Vụ Vạn Thịnh Phát: Trương Mỹ Lan bị VKS đề nghị tử hình
  22. Ngày thứ 10 xét xử “đại án” Vạn Thịnh Phát: Viện kiểm sát đề nghị mức án
Video và Bài nổi bật