Ukraine: Người biểu tình bị bắn, Nga nổi giận

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua đã tức giận lên tiếng chỉ trích thẳng thừng các chính phủ cũng như báo chí phương Tây về việc nhắm mắt làm ngơ trước những vụ việc đáng báo động ở Ukraine, trong đó có một vụ tấn công bằng súng nhằm vào một cuộc biểu tình ủng hộ Nga ở thành phố Kharkov.
Ukraine: Người biểu tình bị bắn, Nga nổi giận
Một cuộc biểu tình ủng hộ Nga ở Ukraine

Theo các nhân chứng cho biết, khoảng 7 hoặc 8 người đeo mặt nạ đi trên một chiếc xe tải mini đã tiến đến nơi diễn ra cuộc biểu tình hôm thứ Bảy (8/3) ở trung tâm thành phố Kharkov. Đây là cuộc biểu tình mà người dân ở Kharkov đòi tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý giống như ở Crimea để quyết định về việc họ có ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga hay không.

 

Những tên bịt mặt được trang bị súng ngắn và dùi cui đã phục kích 3 nhà hoạt động khi họ trở về từ cuộc biểu tình. “Họ đe dọa giết chết chúng tôi. Tôi che đầu của mình thì họ đánh vào tay tôi. Chúng tôi gần như không hiểu chuyện gì đang xảy ra với mình”, một trong 3 nạn nhân cho tờ Live News biết.

 

Những kẻ tấn công đã bắn nhiều phát đạn về phía cuộc ẩu đả, làm một nhà hoạt động ủng hộ Nga bị thương vào lưng. Rất may, vết thương này không gây nguy hiểm đến tính mạng.

 

Hành động gây hấn nói trên là một trong hàng loạt vụ việc mà theo Bộ Ngoại giao Nga là đã bị phớt lờ bởi các nước phương Tây cũng như báo chí phương Tây. Bộ Ngoại giao Nga cũng cho biết, Ukraine đã bắt giữ và trục xuất 7 nhà báo Nga với lý do rằng họ đưa tin phiến diện, một chiều.

 

Ukraine còn tiến hành phong tỏa khu vực biên giới có người Nga sinh sống gần đó. Lực lượng biên phòng Ukraine gần đây đã từ chối không cho khoảng 3.500 người, trong đó có 16 phóng viên, đi vào nước này. Tính trung bình là mỗi ngày, Ukraine từ chối không cho 500 người đi vào biên giới của họ.

 

“Sự im lặng một cách đáng xấu hổ của các đối tác phương Tây của chúng tôi, của các tổ chức nhân quyền vào báo chí nước ngoài, là điều khó hiểu”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

 

Những diễn biến trên chính trường Ukraine trong những ngày vừa qua được xem là một cuộc đua tranh giành ảnh hưởng giữa Nga với Mỹ và phương Tây ở quốc gia Đông Âu. Giới phân tích nhận định, đây là cuộc đối đầu Đông-Tây nghiêm trọng nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong cuộc đối đầu này, người ta đã chứng kiến một cuộc chiến tuyên truyền quyết liệt giữa hai bên.

 

Moscow kiên quyết không chịu thừa nhận tính hợp pháp của chính quyền lâm thời mới hiện nay ở Kiev, cáo buộc chính quyền này lên cầm quyền bằng một cuộc đảo chính có vũ trang và bị ảnh hưởng bởi những thành phần cực đoan.

 

Nhiều khu vực ở phía đông Ukraine cũng chia sẻ quan điểm chung với Nga, đặc biệt là bán đảo tự trị Crimea. Khu vực này sẽ tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tuần này để quyết định xem họ sẽ tìm kiếm sự độc lập lớn hơn với Kiev hay là xin sáp nhập vào Nga.

 

Giới chức Crimea lên án chính phủ tự dựng lên ở Kiev và tuyên bố rằng tất cả những cơ quan quân sự và thực thi luật ở khu vực tự trị này phải nhận lệnh từ họ. Bộ máy lãnh đạo Crimea cũng kêu gọi Nga giúp đỡ để đảm bảo hòa bình và trật tự cho khu vực.

 

Người Crimea bắt đầu lên tiếng phản đối sau khi chính quyền lâm thời mới ở Kive lên cầm quyền và nhanh chóng thông qua một dự luật cấm sử dụng tiếng Nga cho các mục đích chính thức ở Ukraine. Hơn một nửa dân số Crimea là người Nga và họ chỉ sử dụng ngôn ngữ này để giao tiếp. Hành động phân biết đối xử đó đã khiến người dân Crimea ở thực sự cảm thấy lo ngại và họ đã đứng lên tự bảo vệ mình.

 

Chính phủ lâm thời mới được dựng lên ở thủ đô Kiev đã liên tục cáo buộc Nga đưa quân vào "xâ‌m lượ‌c" Crimea. Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này. Tuy nhiên, theo thỏa thuận đã ký giữa Ukraine và Nga năm 1997 liên quan đến các căn cứ quân sự và tàu thuyền Nga ở Crimea, Moscow được phép triển khai tới 25.000 quân, 24 hệ thống pháo, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay quân sự trên bán đảo này. Hạm đội Biển Đen Nga được phép đóng tại Crimea cho đến năm 2042. Moscow hàng năm phải xóa nợ khoảng 97,75 triệu USD cho Ukraine để được quyền sử dụng vùng lãnh hải của Ukraine cũng như bồi thường cho những ảnh hưởng môi trường gây ra từ việc đóng quân của Hạm đội Biển Đen ở Crimea.

 

Crimea tích cực chuẩn bị sáp nhập vào Nga

 

Trong một động thái mới nhất thể hiện quyết tâm ly khai khỏi Ukraine, Thủ tướng nước Cộng hòa Tự trị Crimea – ông Sergei Aksyonov hôm qua tuyên bố, các bước chuẩn bị đang được thực hiện để Crimea sẵn sàng trở thành một phần của nước Nga.

 

Bán đảo Crimea đã sẵn sàng để bắt đầu sử dụng luật Nga trong một vài tháng nữa sau cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ ly khai. Hiện tại, Bộ Tài chính của khu vực tự trị Crimea đang chuẩn bị một lộ trình chuyển từ đồng tiền hryvnia của Ukraine sang đồng rúp của Nga, ông Aksyonov cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin RIA Novosti.

 

Crimea đã đẩy kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga sớm hơn kế hoạch ban đầu. Cuộc thăm dò dư luận được dự đoán sẽ cho kết quả thuận lợi, mở đường cho Crimea sáp nhập vào Nga.

 

Thủ tướng Aksyonov cũng cam kết rằng, tiếng Ukraine sẽ không còn là ngôn ngữ chính thức nữa nếu Crimea sáp nhập vào Nga. “Chúng ta sẽ sử dụng hai ngôn ngữ chính hàng ngày là tiếng Nga và tiếng Crimea Tatar. Chắc chắn, nước cộng hòa Crimea sẽ có 2 ngôn ngữ chính thức,” ông Aksyonov cho hay.

 

Khoảng 15% dân số Crimea (khoảng 2 triệu người) là người Tatars. Nhiều người trong số này ủng hộ chính quyền lâm thời mới ở Kiev. Ông Aksyonov đã đưa ra lời bảo đảm rằng, các thành viên của cộng đồng Tatar sẽ có chân trong những vị trí chính trị cấp cao trong chính phủ mới ở Crimea.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật