29 năm tìm cha và điệp vụ thám tử bí ẩn (Phần II

Ha_noi_bus Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điệp vụ ly kỳ này bắt đầu bằng những cuộc điện thoại hết sức kỳ lạ. Thám tử thực hiện vụ này là một con người hết sức kín đáo, lặng lẽ và hạn chế tối đa giao thiệp với những người liên quan. Thế nhưng giữa đêm khuya, những cuộc gọi tới tấp vang đến số điện thoại 0906058976. Ban đầu thám tử không nhấc máy. Thám tử không nghe số lạ. Thế nhưng tiếng điện thoại cứ như van lơn. Anh quyết định nghe. Nhưng kỳ lạ sao, chỉ có những âm thanh bí ẩn, nghèn nghẹn từ đâu đó vang đến... Một đêm, hai đêm, một tuần, hai tuần... Sau ba tháng, với hàng trăm cuộc gọi kỳ lạ như vậy, thám tử quyết định tìm kiếm chủ nhân của những cu
29 năm tìm cha và điệp vụ thám tử bí ẩn (Phần II
Ảnh minh họa
c gọi ấy.


Câu chuyện đã đi đến hồi kết - một cái kết có hậu - một tiếng thở nhẹ nhõm - tiếng thở ấm áp của tình yêu con người với con người. Chỉ có thể nói rằng, trên đời này còn rất nhiều người tốt. Đừng bao giờ mất niềm tin với cuộc sống tươi đẹp này.

Câu chuyện về thân phận của chị Lương Thị Thủy (Bút Đa) là điều đặc biệt. Sự đặc biệt này đã làm xúc động rất nhiều người, như một sự lan toả, nó làm người ta phải quan tâm, thậm chí, bị ám ảnh. Chính vì điều đó, việc tìm kiếm đã đạt một kết quả nhanh chóng đến bất ngờ. Và đặc biệt hơn, trong quá trình tìm kiếm xuất hiện những con người rất tốt - tốt đến khó tin!

Bản tóm tắt trung thực - lá bùa của sự thành công

Thám tử Hoàng Dương Bình, nay thuộc Công ty Tư vấn và cung cấp thông tin Hoàng Nhân, là người trực tiếp đảm nhận công việc tìm kiếm khó khăn này. Sự việc đã xảy ra quá lâu (37 năm), hơn nữa lại vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc tìm kiếm không có bất cứ đầu mối nào và những tài liệu do hai người em chị Thủy cung cấp cũng thật mơ hồ. Chủ yếu chỉ thông qua lời kể của chị em họ.

Trao đổi với chúng tôi, thám tử Bình cho biết: khi nhận lời tìm kiếm, đã nhiều phương án được vạch ra nhưng tất cả đều bị loại bỏ nhanh chóng. Thông thường thám tử vẫn dựa vào các ngón nghề điều tra tinh vi, sự hỗ trợ của máy móc hiện đại… nhưng ở trường hợp này hầu như không áp dụng được. Anh Bình tâm sự: “Cứ nhìn chị Thủy, một người phụ nữ gày gò, đen đúa, khắc khổ… trong tôi lại dâng lên sự quyết tâm đến liều lĩnh… Tôi quyết định nhận lời.”

Đầu tiên, họ tìm đến các cựu chiến binh, những người đã từng học tập ở trường sỹ quan công binh, rồi những cựu công nhân của xí nghiệp may Đáp Cầu xưa kia… để tìm kiếm thông tin. Ban đầu những người đó nghi hoặc, có người sợ hãi, với những câu hỏi đại loại là các anh hỏi có việc gì? Tại sao lại hỏi về họ? Có liên quan gì đến tôi không?... Việc tìm kiếm tưởng đi vào bế tắc.

Nhận thấy việc mò mẫm, hỏi han không đem lại kết quả, cuối cùng thám tử Bình đưa ra một phương án rất đơn giản. Đó là soạn một bản tóm tắt về câu chuyện và thân phận cô Thủy. Đây là hành trang duy nhất mà các thám tử mang theo khi điều tra. Rất bất ngờ, bất cứ ai đọc xong bản tóm tắt đó đều xúc động và sẵn sàng giúp đỡ.

Tôi, người viết bài này cũng đã từng đọc bản tóm tắt đó. Câu chuyện được viết một cách giản dị, không hoa mỹ, chỉ những gạch đầu dòng theo kiểu báo cáo. Vậy mà câu chuyện lại hiện ra mồn một, chân thực và xúc động. Trong sự tưởng tượng của tôi, đó là một mối tình đẹp mà trắc trở, cái chi tiết anh chàng Bun Thăm si tình và cô Thức xinh đẹp kia cùng trốn trên một chiếc xe chở xăng vào Thanh Hóa, cuốc bộ sang biên giới cứ ám ảnh tôi.

Không hiểu lúc đó họ nghĩ gì? Họ dám từ bỏ tất cả để được sống bên nhau, theo tôi đó là sự kháng cự tất yếu của những kẻ yêu nhau. Đơn giản vì họ yêu nhau thế thôi! Và cái thai trong bụng cô Thức cũng là một lý do để họ tìm cách trốn chạy. Khi mọi việc không thành, nhiều lần họ tìm đến cái chết. Đó cũng là cách mà những người quá yêu lựa chọn khi tuyệt vọng.

Những tình tiết đó nói lên một điều đơn giản rằng, họ yêu nhau chân thành, giá như câu chu‌yện ấ‌y không xảy ra cách đây 37 năm sẽ không có một cô Thủy mang một số phận đầy bi thương, giá như quan niệm yêu đương thời đó không quá khắt khe cô Thủy đã có một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác. Vâng, đó chỉ là giá như mà thôi! Đây chỉ là sự suy luận chủ quan của người viết bài này, nhưng tôi tin rất nhiều người đã nghĩ như thế. Bằng chứng là việc tìm kiếm với bản tóm tắt giản dị kia lại hanh thông đến thế.

Trong câu chuyện này, có một người không thể không nhắc tới đầu tiên, đó là anh Nguyễn Quốc Việt, Lãnh sự Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet, Lào. Anh cũng rất xúc động khi nhận được bản tóm tắt nội dung đó. Và như sự lan toả, anh đã đưa bản tóm tắt đó cho vợ chồng bác sĩ Đồng, Hội người Việt tại Lào. Mọi người đã trở thành cộng tác viên tình nguyện cho công việc tìm kiếm.

 


Từ trái sang phải: anh Tân, bác sĩ Đồng, anh Việt - những "thám tử" tình nguyện tìm kiếm cha đẻ cho chị Thủy



Qua nhiều mối quan hệ và cựu chiến binh đã từng học tập tại Việt Nam, rất nhanh chóng, ông Bun Thăm được tìm ra, nhưng một lần nữa nỗi buồn lại ập đến: ông Bun Thăm đã qua đời! Có người đã thốt lên rằng, sao số phận cô Thủy lại éo le đến thế!? Hình như số phận đã không muốn cho cha con họ được gặp nhau. Sự cố gắng của mọi người đã không được đền đáp trọn vẹn.

 
Ông Bun Năm, người nhận chị Thủy làm con nuôi, đang giở lại những bức ảnh kỷ niệm về cha đẻ của chị

 

Khi chúng tôi thắc mắc, bằng cách nào mà các thám tử lại liên hệ được với những cộng tác viên như anh Việt tại Lào? Thám tử Bình cười và nói: “Đó là các mối quan hệ đặc biệt trong nghề thám tử tư, chúng tôi không được phép tiết lộ.” Quả thực, nghề thám tử vẫn có những điều bí ẩn mà chúng ta - những người bình thường không thể biết được. Trong suy nghĩ của tôi, thám tử phải là những người lạnh lùng: kính đen, mũ phớt… Nhưng khi gặp thám tử Bình, tôi thấy anh ta chẳng có gì giống như tưởng tượng của tôi, thậm chí còn toát lên vẻ thư sinh yếu đuối, rất dễ gần.

Thám tử Bình đã suy nghĩ rất lâu trước khi báo cái tin không vui này cho cô Thủy. Nhưng cùng lúc đó lại xuất hiện một người có tên là Bun Năm, cũng là học viên trường công binh ngày nào và là bạn thân của Bun Thăm. Ông ta đã rất xúc động khi biết được câu chuyện và thân phận cô Thủy.

 


Bà Thức, mẹ chị Thủy, thời trẻ

Người đàn ông này đã đứng ra xin cô Thủy làm con nuôi, ông rất muốn bảo lãnh đưa cô Thủy sang Lào sinh sống. Người rất ủng hộ việc này là bà La Phon, vợ ông ta. Họ đã viết khá nhiều thư cho cô Thủy, bức thư gần đây nhất có đoạn: “… Thủy ơi, nếu con muốn ở Lào, mẹ sẵn sàng chia sẻ đất đai, giúp chuyện nhà cửa… Mẹ coi con như con đẻ từ đây…”. Ông Bun Năm cũng sẵn sàng đứng ra chứng nhận cô Thủy là con của Bun Thăm vì ông biết rõ chuyện tình của bạn mình. Đây dù sao cũng là một cái kết có hậu cho cô Thủy. Một người bố nuôi ít nhiều làm dịu nỗi đau chị vẫn mang trong người 29 năm qua, kể từ cái ngày chị biết cha mình là người Lào.

Người tốt không thiếu

Tâm sự với chúng tôi, anh Bình nói: “Qua việc này tôi nhận ra một điều, hóa ra người tốt không thiếu, điều quan trọng là sự chân thành đã lan tỏa, giúp chúng tôi hoàn thành công việc một cách nhanh chóng… Và sự khát khao tình phụ tử của chị Thủy là nguyên nhân đầu tiên khiến mọi người xúc động…”.

Đúng như thế, người tốt chẳng bao giờ thiếu!

Đôi khi chúng ta bi quan về tình người, điều này có lẽ xuất phát từ sự nghi hoặc của chính chúng ta. Chỉ có thực tế mới chỉ ra những bài học sinh động như thế. Sự khát khao một cách bền bỉ của chị Thủy là một minh chứng rõ ràng về tình người. Sâu thẳm trong tâm hồn chị, một tiếng gọi thầm kín, đằng đẵng bền bỉ của tình phụ tử, nó thôi thúc chị phải sống, phải vượt lên tất cả.

Trong nghề làm báo, tôi đã gặp rất nhiều nhân vật, nhưng chị Thủy là người kỳ lạ nhất và đôi khi tôi cũng nghi hoặc chị. Liệu những lời kể của người phụ nữ có bề ngoài khắc khổ này có phải là sự thật?

Và chúng tôi đã quyết định đi một chuyến lên Võ Nhai (Thái Nguyên), mò vào tận ngôi nhà đơn sơ của chị ở chân núi. Chỉ khi ngồi trò chuyện với người phụ nữ này, chúng tôi mới đủ lòng tin.

Hóa ra sự nghèo khó, vất vả không thể nào làm người ta quên đi nguồn gốc của mình. Người phụ nữ một nắng hai sương ấy đã không bao giờ nguôi nguyện ước tìm kiếm cội nguồn của mình. Cả hai cô em gái cùng mẹ khác cha cũng thế. Cuộc sống của họ cũng vất vả không kém, nhưng mỗi lần nhắc đến chị Thủy thì họ lại khóc.

Chỉ có lòng tin bất tận vào con người họ mới hành động như thế. Và sự chân thành đó đã thuyết phục được những thám tử. Rồi cứ thế, sự chân thành ấy ngày một lan tỏa, nó làm xúc động những con người ở tận bên kia đất Lào. Để đến hôm nay sự thật được sáng tỏ. Khi được hỏi về nguyện vọng của mình, chị Thủy chỉ nói: “ …việc sang Lào sinh sống, tôi chưa thể trả lời. Nhưng tôi rất muốn tìm đến mộ của cha tôi, thắp cho ông ấy một nén nhanh… Nếu được anh em bên đó công nhận thì tốt, còn không tôi chỉ muốn nhìn thấy họ một lần để biết đó là những người chung dòng máu với tôi, thế thôi…”.

 


Chị Lương Thị Thủy đến tặng hoa và cảm ơn thám tử Hoàng Dương Bình


Đây là những nguyện vọng giản dị và xứng đáng với một thân phận thiệt thòi như chị. Cũng chính vì sự chân thành và giản dị kia đã làm tất cả mọi người xúc động. Chị xứng đáng để nhận tình yêu đó! Xét cho cùng chẳng có gì quý giá hơn tình yêu giữa con người với con người. Người cha đẻ của chị Thủy đã mất, nhưng chị lại có một người cha nuôi. Không cần hỏi lý do gì mà ông Bun Năm lại hành động như thế, đơn giản vì ông thấy cần phải làm cái gì đó để bù đắp cho người phụ nữ thiệt thòi này.

Hơn nữa, giữa hai dân tộc Việt - Lào có một mối quan hệ đặc biệt từ rất lâu. Họ được đào tạo ở đất Việt nên hiểu rõ về người Việt. Câu chuyện của Bút Đa đã thêm một bài ca rất đẹp về tình hữu nghị Việt - Lào.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật