Tranh cãi quanh việc Huyền Như tham ô

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong phần tranh luận, luật sư của Công ty Hưng Yên cảm ơn công tố viên đã tặng món quà Giáng sinh tốt lành.
Tranh cãi quanh việc Huyền Như tham ô
Quang cảnh phiên tòa phúc thẩm vụ án Huyền Như. Ảnh: HOÀNG YẾN

Ngày 25-12, phiên phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục phần tranh luận với nhiều nội dung gay cấn. Xung quanh chuyện Huyền Như có dấu hiệu phạm tội tham ô hơn 1.000 tỉ đồng “trong túi” VietinBank mà công tố viên đã nói, Huyền Như và hai ngân hàng NaviBank, VietinBank đều phản bác.

“Quà Giáng sinh” - kẻ có người không

Như đã thông tin, Công ty Hưng Yên (một trong năm công ty bị chiếm đoạt hơn 1.000 tỉ đồng) được VKS xác định lại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Công tố viên cho rằng Như có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô tài sản của VietinBank nên buộc VietinBank phải bồi thường.

Trong phần tranh luận, luật sư của Công ty Hưng Yên đã cảm ơn công tố viên đã tặng món quà Giáng sinh tốt lành.

Ngược lại, luật sư của NaviBank không đồng tình với quan điểm của VKS khi VKS cho rằng NaviBank không được VietinBank bồi thường 200 tỉ đồng bị mất.

Luật sư của NaviBank phân tích: “VietinBank đã nhận tiền gửi của bốn nhân viên NaviBank một cách hợp lệ, hợp pháp; VietinBank đã chuyển số tiền gửi sang thẻ tiết kiệm trái pháp luật; VietinBank đã đưa thẻ tiết kiệm vào cầm cố trái Pháp Luật để bảo đảm tiền vay và đã khấu trừ tiền gửi trái Pháp Luật chứ không phải là Huyền Như. Và vì thế, theo đúng quy định của Pháp Luật thì VietinBank, chứ không phải Huyền Như, phải có trách nhiệm hoàn trả tiền gửi cho bốn nhân viên NaviBank. Các hợp đồng tiền gửi là ký với các phó giám đốc VietinBank Chi nhánh TP.HCM chứ không hề ký với Huyền Như”.

Theo luật sư, số tiền gửi tại VietinBank là hợp đồng thật, nội dung thật, chữ ký thật, con dấu thật, thẩm quyền thật, tài khoản thật, tiền gửi thật, hạch toán thật, sử dụng thật và số dư thật tại VietinBank. “Tất cả đều thật, chỉ còn một sự thật cuối cùng là VietinBank đã từ chối chịu trách nhiệm về sự thật” - luật sư nói.

Luật sư này đặt vấn đề: “Việc gửi tiền của NaviBank là có sai sót nhưng sai sót này cũng giống năm công ty khác, đều không phải là nguyên nhân dẫn đến việc mất tiền như đại diện VKS đã kết luận. Nhưng rất đáng tiếc là VKS lại kết luận hai hậu quả pháp lý hoàn toàn trái ngược nhau”.

Luật sư nói về đạo lý lẫn pháp lý, không thể chấp nhận lý luận cái tay tự làm tự chịu để rũ bỏ trách nhiệm hiển nhiên là đã nhận tiền gửi nhưng lại không trả cho khách hàng. “Do đó trong mọi trường hợp, VietinBank phải chịu trách nhiệm về việc sai phạm đối với các nhân viên của mình”. Từ đó luật sư đề nghị HĐXX tuyên hủy phần bản án liên quan đến NaviBank để điều tra và xét xử lại theo hướng Huyền Như tham ô 200 tỉ đồng của VietinBank, tức VietinBank phải trả cho NaviBank chứ không phải Huyền Như.

VietinBank từ chối trả hơn 1.000 tỉ đồng

Bào chữa cho bị cáo Như, luật sư cho rằng việc VKS đề nghị hủy một phần bản án để điều tra, xét xử lại theo hướng Như tham ô 1.085 tỉ đồng của năm công ty là vi phạm tố tụng. Như vậy là bất lợi cho bị cáo, không đúng với luật định. Vì sau phiên xử sơ thẩm, Như đã chấp nhận mức án được phán quyết, không có kháng cáo, đồng thời cũng không có kháng nghị liên quan đến tội danh của bị cáo.

Tham gia tranh luận, luật sư VietinBank cũng đồng tình việc đề nghị xem xét lại Như phạm tội tham ô là vi phạm tố tụng. Án sơ thẩm đã đúng khi xác định Như phạm tội lừa đảo và VietinBank không có trách nhiệm bồi thường trong vụ án này.

Hai trường hợp bị chiếm đoạt tiền ACB và Công ty SBBS, luật sư VietinBank nói: “Với “con mồi” lãi suất cao, Như đã tính toán những thủ đoạn gian dối, trong đó có “hậu thuẫn” từ sự tắc trách của nhân viên ACB và SBBS để chiếm đoạt tiền. Sau đó Như đã lấy tiền túi trả lãi suất ngoài hợp đồng, ngoài ra đã “lót tay” tiền tỉ”. Luật sư diễn giải nếu không có lãi suất ngoài hợp đồng cao, không có khoản lót tay khủng thì không có việc các nhân viên được Ngân hàng ACB ủy thác sẽ gửi tiền cho Như và không có chuyện SBBS lập tài khoản để rồi bị Như chiếm đoạt.

“Còn nhân viên ACB, họ đã không thực hiện trách nhiệm của chủ tài khoản, phó thác để Như giữ thẻ tiết kiệm là vi phạm quy định của Ngân hàng Nhà nước nên phải tự chịu trách nhiệm đối với thiệt hại của ACB” - luật sư của VietinBank nói.

Hôm nay (26-12), tòa sẽ tiếp tục phần tranh luận.

Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị t‌ử hìn‌h

Như đã thông tin, ngày 24-12, phát biểu quan điểm về vụ án, công tố viên cho rằng Huyền Như phạm tội tham ô hơn 1.000 tỉ đồng từ tài khoản của năm công ty trong VietinBank. Công tố viên cho rằng VietinBank phải bồi thường cho năm công ty và đề nghị tòa hủy án phần này để điều tra, xét xử lại.

Có ý kiến cho rằng đề nghị trên của VKS là không chuẩn, là vi phạm tố tụng vì Huyền Như không kháng cáo và VKS cũng không kháng nghị phần này.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu quan điểm của công tố viên có cơ sở và được HĐXX đồng tình thì tòa phúc thẩm vẫn có quyền hủy án (phần này) để điều tra, xét xử lại. Bởi lẽ Điều 241 BLTTHS (về phạm vi xét xử phúc thẩm) quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”. Như vậy nếu bị cáo không kháng cáo, VKS không kháng nghị thì tòa phúc thẩm chỉ không có quyền sửa án theo hướng làm bất lợi cho bị cáo (tăng án). Nhưng tòa vẫn có quyền xem xét các phần không kháng cáo, kháng nghị của bản án nếu xét thấy phần ấy án sơ thẩm đánh giá chưa đúng với bản chất vụ việc, chưa đúng với tính chất, hành vi phạm tội. Nói cách khác, tòa phúc thẩm có quyền xem xét, đánh giá một cách toàn diện nội dung vụ án.

Ngoài ra, giả sử quan điểm của VKS là đúng và được tòa phúc thẩm chấp nhận hủy án để điều tra, xét xử lại Huyền Như về tội tham ô tài sản (liên quan đến khoản tiền của năm công ty) thì Huyền Như vẫn không bị tuyên phạt mức án t‌ử hìn‌h dù khung hình phạt bị truy tố, xét xử đến mức này. Bởi trong thời gian phạm tội, Huyền Như đã mang thai (sau đó sinh con trong trại giam). Và như vậy, theo Điều 35 BLHS, hình phạt t‌ử hìn‌h không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6081
  1. “Siêu lừa” Huyền Như đem cả gia sản để kết thúc vụ án?!
  2. Vụ án Huyền Như: Mất trăm tỉ bởi các công ty ‘sân sau’?
  3. Viện kiểm sát không thừa nhận Huyền Như tham ô
  4. Vụ Huyền Như: ‘Tòa lờ đi trách nhiệm của VietinBank’
  5. Vai trò của nguyên Giám đốc TPBank trong vụ án Huyền Như
  6. Luật sư của Vietinbank: Ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường
  7. Xét xử đại án Huyền Như: Luật sư lo ngại có ‘lỗ hổng pháp lý’
  8. Luật sư bảo vệ cho Huyền Như bác quan điểm của Viện Kiểm sát
  9. Cấp phúc thẩm không được định tội Tham ô của Huyền Như?
  10. Tiếp tục xét xử “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm
  11. Vụ Huyền Như: Bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường 5 Cty
  12. Huyền Như vừa tham ô vừa lừa đảo?
  13. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: VKS bắt đầu phần đối đáp
  14. Vụ Huyền Như: ACB, Navibank cố tình làm trái luật?
  15. Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng
  16. Trực tiếp:“Than” bị Huyền Như lừa, nhiều bị cáo “xin” Tòa tuyên vô tội
  17. “Cắt khúc” vụ án để hướng Huyền Như đến tội danh khác?
  18. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: Chỉ những ai vì vụ lợi mới bị Như lừa đảo
  19. Vụ Huyền Như: Tài khoản của khách hàng tại VietinBank đều an toàn
  20. Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị tử hình?
  21. Huyền Như cùng luật sư không đồng ý với cáo buộc tội tham ô
Video và Bài nổi bật