Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: VKS bắt đầu phần đối đáp

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sáng ngày 29/12 phiên phúc thẩm bị cáo Huyền Như và đồng phạm được tiếp tục đưa ra xét xử với phần đối đáp của đại diện VKS với các quan điểm của luật sư các bên.
Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: VKS bắt đầu phần đối đáp
bị cáo Huyền Như

Xem xét lại tội danh của Như là có căn cứ

Tại phần đối đáp lại quan điểm của các luật sư Vietinbank và luật sư của bị cáo Như cho rằng Như phạm tội “chiếm đoạt tài sản” chứ không phải “tham ô tài sản. Đại diện VKS cho rằng có sự khác nhau trong cách đánh giá cử hai phía (VKS và luật sư – PV) nên đã “không gặp nhau”.

Theo ông, các luật sư đã đánh giá hành vi của Như diễn ra ngoài ngân hàng, còn VKS thì ngược lại. Ông tiếp tục khẳng định việc gửi tiền của 5 công ty và Vietinbank đã hoàn tất quan hệ “gửi – giữ” nên ngân hàng này phải có trách nhiệm bồi thường, và hành vi của bị cáo Như có dấu hiệu của tội “tham ô tài sản”. Từ đó ông cho rằng việc mình kiến nghị xem xét lại tội danh của bị cáo Như là có căn cứ.

Với quan điểm “tại sao Như chỉ chiếm đoạt tiền của một số công ty, cá nhân, trong khi hàng triệu khách hàng khác vẫn an toàn”, đại diện VKS cũng cho rằng đó là rủi ro của Vietinbank. Trước đó các luật sư của Vietinbank nhạn định. Sở dĩ những công ty, cá nhân này bị Như lừa tiền là vì ham lãi xuất cao, do đó dòng tiền gửi vào Vietinbank không hợp pháp ngay từ đầu.

Ông cũng phản bác lại quan điểm đề nghị khởi tố các cá nhân tại hai ngân hàng Tiên phong và Hàng hải vì không chứng minh được mối liên quan giữa hai ngân hàng và các công ty Hưng Yên, An Lộc, Phương Đông.

Với các lập luận của luật sư hai ngân hàng ACB và Navibank, VKS cho biết dù cấp sơ thẩm có thiếu sót nhưng bản chất của vụ việc không thay đổi. Theo ông thì dòng tiền gửi và Vietinbank là của hai ngân hàng trên. “Họ (các nhân viên nhận ủy thác - PV) không hề có nhu cầu mở tài khoản”. – đại diện VKS nói.

Ông khẳng định ACB và Navibank đã vì lợi ích cục bộ nên dẫn đến hành vi vi phạm Pháp Luật. Do đó ông không đồng tình với đề nghị của các luật sư yêu cầu hủy một phần án sơ thẩm, xét xử lại theo hướng buộc Vietinbank trả tiền.

Ông cũng tiếp tục bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường thiệt hại cho năm công ty (Chứng khoán Phương Đông, An Lộc, Hưng Yên, Saigon bank Berjaya, Bảo hiểm toàn cầu). Ông cho rằng tiền của 5 công ty trên đã vào tài khoản của Vietinbank và được hạch toán.

Do đó việc Như rút tiền ra là do sơ hở của ngân hàng. Như vậy Vietinbank đã bị Như lừa và bị cáo sẽ phải chịu trách nhiệm với Vietinbank.

Chấp nhận xem xét lại số tiền thu lợi bất chính

Đối với bị cáo Võ Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè), đại diện VKS cho rằng từ những chứng cứ vào tài liệu liên quan có đủ cơ sở để khẳng định Tuấn là đồng phạm với bị cáo Như trong việc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng của ba công ty Hưng Yên, Thịnh Phát, Phúc Vinh.

Trước đó trong phần thẩm vấn bị cáo Tuấn cho biết mình chỉ có sai phạm đối với công ty Thái Bình Dương. Đối với ba công ty nêu trên, Tuấn cho biết mình có gặp mặt một số đại diện của họ, nhưng khi biết đây là những “sân sau” của Ngân hàng Hàng Hải thì đã chủ động không tiếp xúc mà chỉ chào xã giao.

Đối với bị cáo Nguyễn Thiên Lý (người cho Như vay hơn 1.000 tỷ đồng), đại diện VKS đồng ý với đề nghị của Lý về việc xem xét lại số tiền “thu lợi bất chính”. Ông cho rằng nếu thực sự số tiền này nhiều hơn 414 tỷ đồng thì phải tịch thu, sung công quỹ nhà nước, trường hợp ít hơn thì phải đảm bảo quyền lợi cho bị cáo.

Trước đó VKS đã nêu ra sự bất hợp lý của bản án sơ thẩm. Theo đó VKS cấp sơ thẩm kết luận Lý thu lợi bất chính 735 tỷ đồng. Tuy nhiên khi tuyên án, HĐXX chỉ cho rằng Lý thu lợi bất chính 414 tỷ đồng. “Bản án sơ thẩm đã không đưa ra giải thích nào cho việc này” – đại diện VKS nói trong quá trình thẩm vấn.

Đối với bị cáo Phạm Anh Tuấn (nguyên Tổng giám đốc Công ty Thái Bình Dương), VKS cho biết không có tình tiết giảm nhẹ mới nên đề nghị giữ nguyên quan điểm. Ông cũng khẳng định số tiền 72 tỷ đồng Tuấn có được là kết quả của việc Tuấn dùng tiền công ty gửi cho Như để lấy lãi suất cao.

Trước đó bị cáo Tuấn cho rằng số tiền này được vay mượn từ gia đình, tuy nhiên bị cáo không đưa ra được tài liệu chứng minh cho việc này.

Chiều nay phiên tòa tiếp tục với phần tranh luận của các vị luật sư.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6081
  1. “Siêu lừa” Huyền Như đem cả gia sản để kết thúc vụ án?!
  2. Vụ án Huyền Như: Mất trăm tỉ bởi các công ty ‘sân sau’?
  3. Viện kiểm sát không thừa nhận Huyền Như tham ô
  4. Vụ Huyền Như: ‘Tòa lờ đi trách nhiệm của VietinBank’
  5. Vai trò của nguyên Giám đốc TPBank trong vụ án Huyền Như
  6. Luật sư của Vietinbank: Ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường
  7. Xét xử đại án Huyền Như: Luật sư lo ngại có ‘lỗ hổng pháp lý’
  8. Luật sư bảo vệ cho Huyền Như bác quan điểm của Viện Kiểm sát
  9. Cấp phúc thẩm không được định tội Tham ô của Huyền Như?
  10. Tiếp tục xét xử “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm
  11. Vụ Huyền Như: Bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường 5 Cty
  12. Huyền Như vừa tham ô vừa lừa đảo?
  13. Vụ Huyền Như: ACB, Navibank cố tình làm trái luật?
  14. Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng
  15. Trực tiếp:“Than” bị Huyền Như lừa, nhiều bị cáo “xin” Tòa tuyên vô tội
  16. “Cắt khúc” vụ án để hướng Huyền Như đến tội danh khác?
  17. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: Chỉ những ai vì vụ lợi mới bị Như lừa đảo
  18. Vụ Huyền Như: Tài khoản của khách hàng tại VietinBank đều an toàn
  19. Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị tử hình?
  20. Tranh cãi quanh việc Huyền Như tham ô
  21. Huyền Như cùng luật sư không đồng ý với cáo buộc tội tham ô
Video và Bài nổi bật