Vietinbank không phải bồi thường 1.085 tỷ trong vụ án Huyền Như

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tòa phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm, phạt bị cáo Tuấn lĩnh 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vietinbank không phải bồi thường 1.085 tỷ đồng do Như chiếm đoạt.
Vietinbank không phải bồi thường 1.085 tỷ trong vụ án Huyền Như
Ảnh minh họa

Sáng 30/5, sau 3 ngày xét xử, TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với bị cáo Huyền Như (nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM), Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank chi nhánh TP.HCM) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về kháng cáo của Võ Anh Tuấn, HĐXX cho rằng bị cáo này đã giúp sức cho Huyền Như chiếm đoạt 200 tỷ của Công ty Hưng Yên, tòa phúc thẩm đã hủy để điều tra xét xử lại vì Như có dấu hiệu tội Tham ô tài sản. Tuy nhiên, sau đó tòa vẫn xét xử Như tội lừa đảo, do vậy, hành vi của Tuấn chưa bị xét xử chứ không phải là xét xử nhiều lần.

Khi quyết định hình phạt, tòa sơ thẩm đã xem xét vai trò của từng bị cáo nên tuyên phạt 7 năm tù với Tuấn là nhẹ. Tại tòa phúc thẩm, Tuấn kháng cáo nhưng không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới, nên không có cơ sở chấp nhận.

Về kháng án của 4 nguyên đơn dân sự, HĐXX nhận định bị cáo Như thông qua môi giới ngoài ngân hàng, thực hiện hành vi lừa đảo và chiếm đoạt tiền của 4 công ty. Như đã thỏa thuận về lãi suất ngoài Ngân hàng Vietinbank, giả chữ ký để chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi của các công ty để chi trả các khoản nợ vay trước đó. Như chi tiền chênh lệch cho các cá nhân nhưng những người này không thừa nhận.

Theo Như khai thì 1 số công ty không trực tiếp mở tài khoản mà chuyển cho Huyền Như tự làm. Việc mở tài khoản được Như sắp xếp theo yêu cầu của Như.

Các công ty cho rằng được mở tài khoản theo thủ tục hợp pháp nhưng thực chất bị Như đánh tráo thủ tục. Khi công ty chuyển tiền vào tài khoản, Như thực hiện lệnh chi giả để chiếm đoạt tiền.

Huyền Như có trách nhiệm bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho 5 công ty như bản án sơ thẩm đã tuyên. Ảnh: Hoài Thanh.

Những thỏa thuận của Như được thực hiện hoàn toàn ngoài Ngân hàng Vietinbank nên các hợp đồng không thực tế và không được thực hiện. Tất cả đều là thủ đoạn của Như, 4 công ty không giám sát nên tạo điều kiện cho Huyền Như chiếm đoạt tài sản. Do vậy, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của 4 nguyên đơn.

Về trách nhiệm dân sự, Huyền Như phải bồi thường các khoản tiền đã chiếm đoạt của 5 công ty: Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank-Berjaya, Công ty Cổ phần Chứng khoán Phương Đông, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại An Lộc và Công ty Hưng Yên.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6081
  1. Vụ án Huyền Như: Mất trăm tỉ bởi các công ty ‘sân sau’?
  2. Viện kiểm sát không thừa nhận Huyền Như tham ô
  3. Vụ Huyền Như: ‘Tòa lờ đi trách nhiệm của VietinBank’
  4. Vai trò của nguyên Giám đốc TPBank trong vụ án Huyền Như
  5. Luật sư của Vietinbank: Ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường
  6. Xét xử đại án Huyền Như: Luật sư lo ngại có ‘lỗ hổng pháp lý’
  7. Luật sư bảo vệ cho Huyền Như bác quan điểm của Viện Kiểm sát
  8. Cấp phúc thẩm không được định tội Tham ô của Huyền Như?
  9. Tiếp tục xét xử “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm
  10. Vụ Huyền Như: Bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường 5 Cty
  11. Huyền Như vừa tham ô vừa lừa đảo?
  12. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: VKS bắt đầu phần đối đáp
  13. Vụ Huyền Như: ACB, Navibank cố tình làm trái luật?
  14. Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng
  15. Trực tiếp:“Than” bị Huyền Như lừa, nhiều bị cáo “xin” Tòa tuyên vô tội
  16. “Cắt khúc” vụ án để hướng Huyền Như đến tội danh khác?
  17. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: Chỉ những ai vì vụ lợi mới bị Như lừa đảo
  18. Vụ Huyền Như: Tài khoản của khách hàng tại VietinBank đều an toàn
  19. Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị tử hình?
  20. Tranh cãi quanh việc Huyền Như tham ô
  21. Huyền Như cùng luật sư không đồng ý với cáo buộc tội tham ô
Video và Bài nổi bật