Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị t‌ử hìn‌h?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như đã thông tin, ngày 24-12, phát biểu quan điểm về vụ án, công tố viên cho rằng Huyền Như phạm tội tham ô hơn 1.000 tỉ đồng từ tài khoản của năm công ty trong VietinBank. Công tố viên cho rằng VietinBank phải bồi thường cho năm công ty và đề nghị tòa hủy án phần này để điều tra, xét xử lại.
Phúc thẩm được hủy án, Huyền Như không bị t‌ử hìn‌h?
bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như tại phiên phúc thẩm.

Có ý kiến cho rằng đề nghị trên của VKS là không chuẩn, là vi phạm tố tụng vì Huyền Như không kháng cáo và VKS cũng không kháng nghị phần này.

Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu quan điểm của công tố viên có cơ sở và được HĐXX đồng tình thì tòa phúc thẩm vẫn có quyền hủy án (phần này) để điều tra, xét xử lại. Bởi lẽ Điều241 BLTTHS (về phạm vi xét xử phúc thẩm) quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án”.

Như vậy nếu bị cáo không kháng cáo, VKS không kháng nghị thì tòa phúc thẩm chỉ không có quyền sửa án theo hướng làm bất lợi cho bị cáo (tăng án). Nhưng tòa vẫn có quyền xem xét các phần không kháng cáo, kháng nghị của bản án nếu xét thấy phần ấy án sơ thẩm đánh giá chưa đúng với bản chất vụ việc, chưa đúng với tính chất, hành vi phạm tội. Nói cách khác, tòa phúc thẩm có quyền xem xét, đánh giá một cách toàn diện nội dung vụ án.

Ngoài ra, giả sử quan điểm của VKS là đúng và được tòa phúc thẩm chấp nhận hủy án để điều tra, xét xử lại Huyền Như về tội tham ô tài sản (liên quan đến khoản tiền của năm công ty) thì Huyền Như vẫn không bị tuyên phạt mức án t‌ử hìn‌h dù khung hình phạt bị truy tố, xét xử đến mức này. Bởi trong thời gian phạm tội, Huyền Như đã mang thai (sau đó sinh con trong trại giam). Và như vậy, theo Điều 35 BLHS, hình phạt t‌ử hìn‌h không áp dụng đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6081
  1. “Siêu lừa” Huyền Như đem cả gia sản để kết thúc vụ án?!
  2. Vụ án Huyền Như: Mất trăm tỉ bởi các công ty ‘sân sau’?
  3. Viện kiểm sát không thừa nhận Huyền Như tham ô
  4. Vụ Huyền Như: ‘Tòa lờ đi trách nhiệm của VietinBank’
  5. Vai trò của nguyên Giám đốc TPBank trong vụ án Huyền Như
  6. Luật sư của Vietinbank: Ngân hàng không có trách nhiệm bồi thường
  7. Xét xử đại án Huyền Như: Luật sư lo ngại có ‘lỗ hổng pháp lý’
  8. Luật sư bảo vệ cho Huyền Như bác quan điểm của Viện Kiểm sát
  9. Cấp phúc thẩm không được định tội Tham ô của Huyền Như?
  10. Tiếp tục xét xử “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm
  11. Vụ Huyền Như: Bảo lưu quan điểm Vietinbank phải bồi thường 5 Cty
  12. Huyền Như vừa tham ô vừa lừa đảo?
  13. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: VKS bắt đầu phần đối đáp
  14. Vụ Huyền Như: ACB, Navibank cố tình làm trái luật?
  15. Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng
  16. Trực tiếp:“Than” bị Huyền Như lừa, nhiều bị cáo “xin” Tòa tuyên vô tội
  17. “Cắt khúc” vụ án để hướng Huyền Như đến tội danh khác?
  18. Phúc thẩm bị cáo Huyền Như: Chỉ những ai vì vụ lợi mới bị Như lừa đảo
  19. Vụ Huyền Như: Tài khoản của khách hàng tại VietinBank đều an toàn
  20. Tranh cãi quanh việc Huyền Như tham ô
  21. Huyền Như cùng luật sư không đồng ý với cáo buộc tội tham ô
Video và Bài nổi bật