Nước mắm chượp: Đặc sản vùng đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ở vùng đảo Cù Lao Chàm ngoài các đặc sản nổi tiếng như là Yến sào, cua đá, cá tươi…hiện nay xuất hiện một đặc sản mới được chế biến từ nguyên liệu tươi nguyên của biển đó là : Nước mắm chượp cá cơm.
Nước mắm chượp: Đặc sản vùng đảo Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Ảnh minh họa

Nước mắm chượp cá cơm nếu được sử dụng làm dưa món hay làm nước chấm của bánh tét, bánh chưng trong những ngày Tết cổ truyền  của dân tộc thì thật là tuyệt.

Đặc sản mới nầy được Khu bảo tồn biển hướng dẫn phụ nữ địa phương sản xuất chế biến theo theo qui trình mới, đảm bảo yếu tố kỹ thuật, chất lượng cao, bảo quản tốt và đưa ra chào hàng phục vụ du khách tại nhiều điểm  trong mùa lễ hội “Quảng Nam – hành trình di sản văn hoá lần thứ 3 năm 2007”.

 Thực ra, nghề nước mắm ở Cù lao Chàm đã có từ lâu đời, được bà con ngư dân sản xuất theo qui trình truyền thống, chỉ đủ tiêu dùng cho gia đình hoặc buôn bán tại chỗ và đã đúc kết qua câu: “Làm nước mắm một vốn bốn lời”.

Việc phụ nữ Cù Lao làm nước mắm chượp cá cơm là đã xây dựng được một sản phẩm  hàng hoá đặc trưng, tạo thêm một sản phẩm du lịch cho biển đảo; mà quan trọng hơn là đã hình thành một nhóm hạt nhân trong quá trình xây dựng và phát triển sinh kế bền vững trên vùng đảo thân yêu, quí giá nầy.

Qua hơn một năm tổ chức sản xuất, hội thảo về qui trình làm nước mắm chượp cá cơm, những phụ nữ Cù Lao rút ra những điểm cốt lõi, mấu chốt để tạo nước mắm thành phẩm đạt yêu cầu thơm ngon: Trước tiên, cá phải tươi, đủ số lượng dự tính , tránh bổ sung về sau. Dùng cá cơm than chế biến nước mắm thơm ngon hơn cá cơm trắng hay các lọai các khác. Nguồn muối dự trữ  trong thời  gian từ 4 đến 6 tháng để các tạp chất gây chát trong muối chảy ra ngoài. Giai đoạn đầu ủ mắm do quá trình lên men mắm phát sinh nhiều muồi; vì vậy, mắm mới làm phải thường xuyên chăm sóc phơi nắng. Khi mắm chín thì phơi ít hơn, hạn chế khuấy trộn và đậy thật kỹ. Nếu không làm tốt khâu nầy  thì khi mắm chín có màu đen, ăn vào thấy vị chát, ít thơm. Đặc biệt khi mắm đã thành phẩm cần được bảo ôn từ 10 đến 20 ngày để kiểm tra lại chất lượng mắm trước khi sử dụng và bày bán.

Với công thức chế biến 3 cá - 1 muối, nghĩa là muốn muối 100kg chượp phải sử dụng 75 kg cá và 25 kg muối. Sau thời gian 6 tháng sẽ cho 30 lít mắm nguyên chất ( hay còn gọi là mắm cốt) trị giá mỗi lít 15.000 đồng ( gía cách đây 6 tháng ). Mắm chượp cá cơm có thể dùng các lọai chum sành, hủ xi măng để làm nhưng nếu được  làm bằng thùng gỗ thì mắm  thơm ngon hơn hẳn.

Nước mắm chượp cá cơm đang được mở rộng chế biến, đáp ứng đặc sản mới cho du khách khi đến tham quan mua sắm nơi biển  đảo nầy.

Đến bây giờ có thể ghi nhận chất lượng mắm chượp cá cơm chinh phục được người tiêu dùng. Song để có mẫu mã đẹp, một thương hiệu riêng cho sản phẩm đặc trưng của biển đảo Cù Lao Chàm rất cần được sự quan tâm của các ngành chức ngay từ bây giờ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật