Thảm họa chìm phà Hàn Quốc: “Mẹ đã sai rồi, con ơi!”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cả vùng bến cảng phía tây Seoul, Hàn Quốc xám xịt với tang thương, nỗi lo sợ, đau buồn của hàng trăm người có thân nhân trong vụ chìm phà Hàn Quốc đang có mặt ở đó.
Thảm họa chìm phà Hàn Quốc: “Mẹ đã sai rồi, con ơi!”
Cô Christina Kim đã quỳ gối ở vùng cảng này suốt 3 ngày qua để chờ đợi tin tức về con gái Billy.

Cơn gió lạnh thổi hắt những giọt mưa như cứa đứt da mặt nhưng Christine Kim không còn cảm nhận thấy nữa. Cô đã đứng đó từ 3 ngày nay, bất lực nhìn xuống dòng nước khi biết chắc rằng, con gái mình đang ở dưới đó cùng với phần chìm của con phà xấu số Seawol…

Cả vùng bến cảng phía tây Seoul, Hàn Quốc xám xịt với tang thương, nỗi lo sợ, đau buồn của hàng trăm người có thân nhân trong vụ chìm phà Hàn Quốc đang có mặt ở đó.

Hối tiếc


Christine Kim quỳ mọp trong giá lạnh, nước mắt lã chã rơi trên khuôn mặt thất thần, suy sụp. Đến hôm nay, con gái cô cùng hơn 200 người khác vẫn đang trong diện mất tích và hy vọng sống sót rất mong manh. Chỉ tay vào những con sóng dập dềnh trên vùng biển Hoàng Hải, Christine không ngừng khóc than “các học trò của tôi và con gái tôi trong đó!”.

Christine Kim là một giáo viên dạy tiếng Anh. Một số học sinh của Christine đã lên chuyến tàu định mệnh Seawol hướng đến hòn đảo nghỉ mát Jeju và đã gặp tai nạn thảm khốc. Bộ An ninh và Hành chính công cho biết, đến ngày 18.4, 28 người đã thiệt mạng và 270 người vẫn còn mất tích, trong đó có con gái của cô Kim.

Con gái cô Kim là Billy đang theo học tại Trường Trung học Anson Daewon. Trong chuyến đi lần này, ban đầu Billy tỏ ra miễn cưỡng bởi chưa đầy 2 tháng trước đó cả gia đình đã đến thăm đảo Jeju. Cô Kim nhớ lại lời con gái trước chuyến đi: “Con không muốn đến đó bởi con đã từng đi rồi”. Nhưng cô Kim đã cố gắng thuyết phục con mình rằng, chuyến đi này sẽ là một kinh nghiệm tuyệt vời cho con trong khóa học. Vì thế, vào đêm thứ Ba vừa qua, Billy đã bước lên chuyến phà định mệnh.

Đến sáng ngày thứ Tư (16.4), trước 9 giờ sáng, tất cả những học sinh trên phà đều nghe thấy tiếng nổ lớn và chiếc phà bắt đầu chìm dần. Một số người nhảy xuống nước lạnh và may mắn được cứu sống, những người khác đã thực hiện theo đúng lệnh của thủy thủ đoàn, không được di chuyển và kết quả là họ đã bị chìm cùng với chiếc phà.

Từ suốt đêm 16.4 đến ngày 18.4, gia đình có người thân trên phà Sewol đã dựng trại tại Mok Harbor Paeng, cách nơi con tàu bị đắm khoảng 20km, để chờ tin tức. Họ ngồi trên những chiếc ghế nhựa, kề sát bên nhau cho đỡ lạnh. Tiếng khóc của những người phụ nữ có con, và cháu của mình đang gặp nạn như muốn xé rách cả màn đêm đen lạnh giá. Những người đàn ông có vẻ bình tĩnh hơn, họ ngồi yên lặng, cầm chắc điện thoại di động, hai tay siết chặt vào nhau như cầu nguyện. Tất cả những người này đều đang mòn mỏi chờ đợi, ai cũng hy vọng có một phép màu xuất hiện.

Tức giận

Sau tai nạn, các phương tiện truyền thông địa phương đăng tải những tin nhắn của nạn nhân gửi tin cầu cứu người thân của họ. Trong một tin nhắn, một hành khách mô tả cảnh tượng những người phụ nữ la hét trong bóng tối. Trong một tin nhắn khác, một cậu con trai nghĩ mình sẽ chết nên đã nhắn tin cho mẹ nói rằng: “Mẹ ơi, con rất yêu mẹ”… Những điều này đã dấy lên niềm hy vọng cho các gia đình rằng, những người đang mất tích sẽ được tìm thấy và cứu sống.

“Đã 3 ngày trôi qua, tôi không thể chợp mắt được vì con gái mình đang ở trong nước lạnh. Tôi không bao giờ có thể ngủ được, những gì đã xảy ra là do tôi. Con ơi, mẹ đã sai!” - Kim nói trong tiếng nấc nghẹn ngào.

Tuy nhiên, nhiều gia đình đã bày tỏ sự phẫn nộ với cách mà Chính phủ Hàn Quốc đã xử lý thông tin về thảm họa này. Những người này cho rằng, Chính phủ đã không làm hết trách nhiệm, ngay cả cung cấp số hành khách, số người được cứu thoát cũng không chính xác.

Đến sáng 18.4, lực lượng cứu hộ đã bắt đầu bơm ôxy vào khoang trong của tàu Seawol để cung cấp dưỡng khí cho các hành khách đang còn mắc kẹt bên trong. Chiều 18.4, lực lượng cứu hộ cũng đã điều thêm 3 cần trục lớn để tham gia trục vớt thân phà đang chìm trong nước.

Trong khi đó, ngày 18.4, các điều tra viên Hàn Quốc đã kết luận rằng thuyền trưởng Lee Jun Seok của chiếc tàu xấu số Sewol đã trao lại bánh lái cho viên thuyền phó thứ ba trước khi chiếc tàu chìm ngoài khơi Hàn Quốc. Theo các nhà điều tra, tàu Sewol đã đi chệch một chút khỏi hải trình dự kiến và thuyền trưởng Lee Jun Seok, 69 tuổi, tìm cách đưa tàu trở lại đường đi ban đầu, nhưng không rõ tại sao ông lại thay đổi hướng tàu ở một vùng biển nổi tiếng có các dòng hải lưu mạnh. Thuyền trưởng Lee Joon-seok hiện đang bị bắt giữ để điều tra nguyên nhân vụ đắm tàu.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5362
  1. Tổng thống Hàn Quốc tiếp tục xin lỗi về vụ chìm phà SEWOL
  2. Tổng thống Hàn Quốc thăm nơi xảy ra vụ chìm phà
  3. Học sinh an ủi nhau trên phà Sewol khi thấy trực thăng cứu hộ
  4. Đắm phà: Xin lỗi không đúng cách, Tổng thống bị chỉ trích ‘diễn trò’
  5. Những ‘anh hùng’ trẻ tuổi trong vụ chìm phà Sewol
  6. Hàng ngàn người xếp hàng chờ viếng các nạn nhân chìm phà Sewol
  7. Tín hiệu đầu tiên của vụ chìm phà Sewol từ một cậu học sinh
  8. 2 người Trung Quốc thiệt mạng trên phà Sewol
  9. Nữ thuyền viên Sewol được tôn vinh như anh hùng
  10. Lộ nguyên nhân vụ chìm phà thảm khốc ở Hàn Quốc
  11. Vụ chìm tàu ở Hàn Quốc: Tìm thấy thêm 15 thi thể
  12. Thủy thủ phà Hàn Quốc tháo thân, bỏ mặc hành khách
  13. Công tố viên Hàn điều tra vụ chìm phà qua dịch vụ di động
  14. Hàn Quốc bắt giữ phóng viên đưa tin sai về vụ chìm phà
  15. Phẫn nộ vì MC cười đùa trước vụ đắm phà
  16. Tổng thống HQ: Thuyền trưởng Sewol không khác gì sát nhân
  17. Thuyền trưởng phà Sewol từng quảng cáo an toàn
  18. Tổng thống Hàn Quốc: Hành động của thuyền trưởng phà Sewol là ‘giết người’
  19. Hàn Quốc thiết lập vùng thảm họa nơi chìm phà
  20. Đắm phà HQ: Công bố thư tuyệt mệnh của hiệu phó
  21. Vì sao Hàn Quốc vẫn chưa trục vớt chiếc phà đắm?
  22. Gia cảnh buồn của cô gái Việt mất tích trên phà Sewol
Video và Bài nổi bật