Tai nạn thảm khốc: Do kỹ thuật hay con người?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải lấp “lỗ hổng” trong việc đào tạo, cấp giấy phép lái xe hiện nay.
Tai nạn thảm khốc: Do kỹ thuật hay con người?
hiện trường vụ tai nạn trên cầu Sêrêpôk

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngày càng có nhiều gia đình bỏ ra số tiền lớn để đầu tư mua sắm những chiếc xe hiện đại, được trang bị hộp số tự động và nhiều thiết bị tiện nghi khác.

Tuy nhiên, thời gian qua trên cả nước liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng do người lái xe không làm chủ được tốc độ. Nhiều người băn khoăn, nguyên nhân của các sự việc liên tiếp trên là do trục trặc kỹ thuật hoặc do lái xe không an toàn. Cũng có ý kiến cho rằng, lĩnh vực đào tạo, cấp giấy phép lái xe hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập. Từ trước đến nay, chúng ta mới chỉ có các quy định đào tạo, cấp phép đối với các đối tượng lái xe số sàn.

Chắc hẳn người dân cả nước vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ xe khách mang BKS 47V- 2371 của HTX VT Quyết Thắng gây tai nạn thảm khốc vào đêm ngày 17/5, tại cầu Sêrêpôk, tỉnh Đắk Lắk khiến 36 người t‌ử von‌g và hàng chục người khác bị thương. Mới đây, ngày 19/5, tại khu vực giáp ngã tư Phan Chu Trinh - Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), một chiếc ô tô Honda Civic mất lái đã tông phải 4 xe máy và quệt vào 1 ô tô, khiến 6 người bị thương và 1 người t‌ử von‌g.

Theo phản ánh của một số nhân chứng, đầu tiên chiếc xe ô tô đâm phải cặp vợ chồng đi xe Lead khiến hai người bị hất văng ra đường, xe máy rê dưới gầm một đoạn dài. Tiếp đó, chiếc Honda Civic tiếp tục đâm vào xe Liberty, Dream, ô tô Landcruiser và hất văng một xe máy khác mới chịu dừng lại.

Tương tự, cách đây vài tháng, một chiếc xe Toyota Camry, đang lưu thông từ hướng Cầu Giấy - Xuân Thủy đến ngã ba Chùa Hà (quận Cầu Giấy, HN) bỗng mất lái và chồm lên đâm vào 2 xe máy đi cùng chiều. Chiếc xe "điên" chỉ dừng lại sau khi cán vào dải phân cách. Hậu quả chiếc xe mới cứng bị xây xát nhẹ phần đầu, bẹp dúm lốp trong khi hai xe máy bị hư hỏng nhiều bộ phận. Chẳng riêng gì một hai vụ tai nạn nói trên, nhắc lại vụ xe “điên” Ford Mondeo V6 đâm liên hoàn khiến hơn 20 người bị thương phải nhập viện vào ngày đầu tháng 3/2010 trên đường Xuân Thuỷ (quận Cầu Giấy) nhiều người vẫn chưa hết kinh hoàng.

Một điểm chung có thể nhận thấy là hầu hết xe gây tai nạn đều là những xe hiện đại, được trang bị hộp số tự động. Lẽ ra với công nghệ tiên tiến ấy, chiếc xe phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và người lưu thông trên đường nhưng đằng này nó lại trở thành mối hiểm họa khó lường liên tiếp gây tai nạn nghiêm trọng. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quản lý hiệu quả đối với các phương tiện tham gia giao thông đang ngày càng phát triển. Việc quản lý, đào tạo lái xe hiện nay liệu có còn đáp ứng được yêu cầu?

Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng: “Người điều khiển xe thường gây tai nạn liên hoàn có thể do kỹ năng lái xe của họ chưa thuần thục. Người lái còn bỡ ngỡ sau một thời gian dài không đụng đến vô-lăng. Thông thường sau khi học, sát hạch, được cấp giấy phép, các chủ phương tiện bỏ bẵng đi công đoạn thực hành, đến khi vào thực tế đã quên mất các kỹ năng cơ bản dẫn đến không làm chủ được phương tiện. Do vậy, trước khi cầm lái, người điều khiển cần phải tìm hiểu, làm quen với xe trước khi lưu thông trên đường”.

Ông Võ Minh Tuấn, phó vụ trưởng Vụ Quản lý phương tiện và người lái cho rằng: “Khoảng gần 2 năm trở lại đây xe số tự động ồ ạt tràn vào Việt Nam nhưng chưa có sự quản lý chặt chẽ dẫn đến hàng loạt các vụ tai nạn đáng tiếc. Về bản chất xe số tự động rất dễ điều khiển, nhưng khi sử dụng nếu nhầm lẫn có thể xảy ra những nguy hại khó lường. Hiện nay, việc đầu tư phương tiện đáp ứng nhu cầu đào tạo về xe số tự động còn gặp nhiều khó khăn. Chưa có đơn vị nào trợ giúp kinh phí cho các cơ sở đào tạo. Chúng tôi đang kiến nghị sửa đổi thông tư 07 nhằm đưa phần học lái xe số tự động bắt buộc vào chương trình đạo tạo lái xe”.

TS. Nguyễn Xuân Thuỷ, chuyên gia nghiên cứu về giao thông đô thị cho biết: “Mặc dù nguyên lý điều khiển xe số sàn và số tự động là giống nhau nhưng thao tác chuyển số của xe số sàn phức tạp hơn. Việc sử dụng xe số sàn để tập lái được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở Việt Nam từ trước đến nay vì nó có tính bao quát, điển hình. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dòng xe hiện đại được nhập vào trong nước, do đó chúng ta cũng cần phải nghiên cứu, trang bị những kiến thức về xe số tự động cho người dân, tránh những vụ tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra”.

Ông Nguyễn Đình Quyền, thanh tra giao thông cho biết: “Việc sử dụng ô tô làm phương tiện đi lại ngày càng gia tăng vì thế tiêu chuẩn an toàn càng phải cao. Muốn làm được điều này, trước tiên chúng ta phải có quy chuẩn bài bản với từng dòng xe chứ không thể dùng chung một loại để đào tạo cho tất cả các đối tượng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần làm tốt các công tác như kẻ vạch sơn, cắm mốc giới, phân bố biển báo… để phụ trợ cho người lái tại những cung đường nhạ‌y cả‌m. Và hơn ai hết, chủ phương tiện cũng phải nâng cao ý thức của bản thân trong việc nghiêm chỉnh chấp luật giao thông đường bộ”.

Ông Trần Văn Bình, một người có kinh nghiệm lái xe gần 40 năm cho biết: “Các vụ tai nạn đều xảy ra với diễn biến rất nhanh. Xe đang đi bỗng dưng bị rồ ga, mất lái dẫn đến người điều khiển mất bình tĩnh, không làm chủ được tốc độ. Nguyên nhân có thể do lỗi kĩ thuật của xe nhưng để làm rõ điều này thường rất khó. Trước kia cũng có một vài trường hợp xe dù thuộc loại “siêu sang” nhưng vẫn không tránh được tình trạng rồ ga. Điển hình như chiếc Mercedes đang chạy ở hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc) với tốc độ 40km/h bỗng dưng rồ ga lên 80 km/h gây tai nạn. Để lý giải nguyên nhân gây ra sự cố, hãng này đã phải mời các chuyên gia từ Cộng hoà Liên bang Đức sang Việt Nam thực nghiệm”.  

Chị Nguyễn Thanh Mai, cán bộ kinh doanh, công ty Thiết bị y tế Viettronics Medda cho rằng: “Đối với nhiều người, mua xe và học lái đang trở thành mốt. Xuất phát từ thực tế này, công tác đào tạo lái xe tại các cơ sở có phần bị buông lỏng, chất lượng học viên sau khi sát hạch không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đó còn chưa kể tới những trường hợp lách luật, không qua đào tạo nhưng vẫn được cấp giấy phép để đối phó với các cơ quan chức năng. Thực trạng trên không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tai nạn với người điều khiển xe mà còn có thể gây nguy hiểm cho người đi đường. Chính vì vậy, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, thắt chặt hoạt động quản lý đào tạo lái xe”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 1454
  1. Sêrêpôk: Tai họa đi qua, nỗi đau ở lại
  2. Tiếp tục tìm nguyên nhân vụ tai nạn giao thông ở Đắk Lắk
  3. Thảm nạn Sêrêpôk: Tiếp tục cầu siêu cho 34 nạn nhân xấu số
  4. Những đứa trẻ côi cút sau vụ lật xe ở Sêrêpốk
  5. Vụ tai nạn thảm khốc ở Đắk Lắk: Khả năng do nổ lốp xe
  6. Thảm nạn trên cầu Sêrêpôk: Sống sót thần kỳ
  7. Vụ tai nạn ở Đắk Lắk: Bé 3 tuổi chống chọi với tử thần
  8. Mịt mờ tương lai con trẻ sau thảm họa Serepok
  9. Vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Sêrêpốk: Giám định mặt cầu và phương tiện để tìm nguyên nhân
  10. Cầu siêu cho 34 nạn nhân thiệt mạng trên dòng Sêrêpốk
  11. Ký ức kinh hoàng của những người cứu nạn ở sông Sêrêpốk
  12. Lật xe 36 người chết: Những nỗi đau còn lại…
  13. Bất thường, xe khách gặp nạn đột ngột tăng tốc
  14. Thảm nạn Sêrêpôk: Xe khách chở quá số người quy định
  15. Khi bị nạn, tốc độ xe khách tăng đột ngột
  16. Bộ trưởng Thăng chia buồn cùng nạn nhân vụ lật xe
  17. Vụ tai nạn tại sông Sêrêpôk: Rất khó khởi tố vụ án
  18. Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý tai nạn tại Đắk Lắk
  19. Bộ GTVT lên tiếng về tai nạn ở Đắk Lắk
  20. Những người bạn mãi mãi nằm lại cầu Sêrêpôk
  21. Đắk Lắk: Người già khóc tiễn con trẻ về nơi chín suối
Video và Bài nổi bật