Tái sử dụng sách giáo khoa

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ GDĐT mới đây đã ký quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa (SGK) năm học 2018-2019 của NXB Giáo dục Việt Nam.
Tái sử dụng sách giáo khoa
dư luận mong muốn khắc phục tình trạng lãng phí SGK cần được tiến hành càng sớm càng tốt.

Theo đó, Bộ GDĐT đã thành lập đoàn kiểm tra để làm rõ những phản ánh về việc in và phát hành SGK của NXB Giáo dục Việt Nam mà thời gian qua dư luận rất quan tâm. Quyết định này được đưa ra không lâu sau cuộc họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tại đó một số ý kiến đã đề nghị Bộ GDĐT thanh tra ngay việc có hay không lợi ích nhóm trong biên soạn và phát hành SGK.

Quyết định này được đưa ra sau tình trạng thiếu SGK đầu năm học, cũng như dư luận bức xúc việc độc quyền SGK và gây lãng phí 1.000 tỷ đồng mỗi năm vì chỉ dùng một lần. Nếu tính 16 năm độc quyền SGK (bộ sách đang áp dụng được triển khai từ năm 2002, do NXB Giáo dục Việt Nam (thuộc Bộ GDĐT) nắm độc quyền), số tiền lãng phí lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Theo thông tin từ Bộ GDĐT, ngay trong chiều 20/9, Đoàn kiểm tra của Bộ đã có mặt tại NXB Giáo dục Việt Nam để tiến hành kiểm tra quy trình xuất bản, in ấn, phát hành SGK.Việc kiểm tra được xuyên suốt từ khâu biên tập đến in ấn, phát hành sách ngoài thị trường để trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội như quy trình thực hiện đúng hay không, có dấu hiệu lợi ích nhóm hay không, có lãng phí hay không…?

Trước đó, ngay những ngày cận kề khai giảng năm học mới 2018-2019, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đã xảy ra tình trạng khan hiếm SGK khiến phụ huynh phải nháo nhác tìm mua sách khắp nơi. Trong khi đại diện NXB Giáo dục Việt Nam thì cho rằng việc phát hành SGK phục vụ năm học 2018 đạt kế hoạch và vượt 5% so với cùng kỳ năm 2017…

Nhân chuyện khan hiếm SGK cho năm học mới 2018, một câu hỏi lớn được đặt ra tại sao SGK lâu nay không được tái sử dụng? Câu hỏi này cũng không khó tìm lời đáp. Như nhiều người biết, tùy từng môn học, SGK được biên soạn, thiết kế và trình bày dưới những hình thức khác nhau sao cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều loại SGK lại có thêm phần câu hỏi và bài tập dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm rồi yêu cầu học sinh phải ghi chép hoặc điền đáp án vào đó. Như vậy, học sinh chỉ sử dụng được sách đó 1 lần rồi bỏ đi. Điều này khiến cho việc huy động tiết kiệm SGK ở lớp học trước cho lớp học sau không thể thực hiện được. Điều đó cũng lý giải tại sao mỗi năm NXB Giáo dục Việt Nam phải in cả trăm triệu cuốn SGK mới.

Nhiều băn khoăn cũng đặt ra, vậy với chương trình GDPT mới và SGK sắp triển khai tới đây, cho dù trước chủ trương một chương trình- nhiều bộ SGK, nhưng nếu Bộ GD ĐT vẫn đứng ra biên soạn một bộ SGK thì việc độc quyền in ấn SGK liệu có tái diễn; những lãng phí trong sử dụng SGK có chuyển biến gì không?

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, trong khi cuộc sống của đại bộ phận người dân nông thôn, vùng núi, vùng xa còn nghèo, thói quen sử dụng SGK một lần lãng phí như thời gian qua cần sớm được chỉnh đốn lại. Nếu mỗi khoản đầu tư cho đầu năm học bớt đi được một chút (tiền đồng phục, tiền SGK, tiền đóng góp xây dựng trường,…) thì cơ hội đến trường sẽ rộng mở hơn với trẻ em của những gia đình quá khó khăn.

Cùng với Quyết định kiểm tra việc in và phát hành SGK vừa nhắc tới ở trên (do Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Mạnh Hùng ký), liên quan đến những phản ánh tình trạng SGK phổ thông chỉ dùng được một lần gây lãng phí, ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cũng đã cho biết quan điểm của Bộ GDĐT là SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội.

Để khắc phục tình trạng SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí như phản ánh của dư luận, Thứ trưởng Độ cho biết, Bộ GDĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài.

Hiện nay, Bộ GDĐT đang yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam kiểm tra, rà soát đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào SGK. Sắp tới, khi tổ chức biên soạn SGK theo Chương trình GDPT mới, Bộ GDĐT sẽ quán triệt với các NXB tham gia biên soạn SGK và các Hội đồng thẩm định quốc gia về vấn đề này để khắc phục tình trạng học sinh viết vào SGK, tránh lãng phí như hiện nay.

Việc kiểm tra quá trình in ấn SGK để xem có “lãng phí hay không” như mục đích của Bộ GDĐT - mong rằng sẽ không phải là một cuộc ra quân hình thức. Bởi trên thực tế sự lãng phí ấy đã được chỉ ra rồi. Điều mà dư luận cũng như phụ huynh mong muốn là những bài học về tiết kiệm khi dạy cho học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - đáng lẽ phải bắt đầu từ việc giúp cho các em biết cách trân quý tri thức, tiết kiệm SGK. Bởi thực hành tiết kiệm chống lãng phí cần được “thấm” vào mỗi người từ khi còn nhỏ. Hơn thế nữa, dư luận cũng mong muốn khắc phục lãng phí SGK cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Vì từ thời điểm này cho đến khi triển khai Chương trình GDPT mới và in ấn SGK mới, thời gian sẽ chỉ còn được tính bằng tháng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9284
  1. NXB Giáo dục: Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỉ đồng (?)
  2. NXB Giáo dục Việt Nam bị kiểm tra vì nghi vấn độc quyền SGK
  3. Sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào sách?
  4. Độc quyền phát hành sách giáo khoa: Nhà xuất bản Giáo dục VN kêu lỗ!
  5. NXB Giáo dục liên tục bù lỗ hàng chục tỷ để in SGK?!
  6. Yêu cầu NXB GDVN rà soát, hạn chế tối đa việc ghi vào SGK
  7. Giáo viên, phụ huynh hiến kế cách tránh lãng phí SGK
  8. Sách giáo khoa sẽ được thiết kế lại để sử dụng lâu dài
  9. NXB Giáo dục kêu lỗ khi kinh doanh SGK, Bộ GD-ĐT lập đoàn thanh tra
  10. Độc quyền SGK: Lỗ 40 tỷ mỗi năm, vì sao vẫn lãi lớn?
  11. Cần thực hiện nghiêm các quy định liên quan sách giáo khoa
  12. Nội dung sách giáo khoa không thay đổi hằng năm
  13. NXB Giáo dục: Nội dung SGK được giữ ổn định suốt 16 năm qua
  14. Bộ Giáo dục hướng dẫn cách tránh lãng phí sách giáo khoa
  15. Bộ Giáo dục: ‘Tái sử dụng sách giáo khoa để tránh lãng phí’
  16. Lãng phí sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT nói gì?
  17. Thứ trưởng Giáo dục: Hạn chế việc ghi vào SGK, gây lãng phí
  18. GDvàĐT ‘lên tiếng’ trước phản ánh SGK lãng phí nghìn tỷ đồng mỗi năm
  19. Kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
  20. Bộ GDĐT thành lập Đoàn thanh tra việc in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019
  21. Bộ Giáo dục lên tiếng về việc sử dụng sách giáo khoa chỉ dùng được một lần
Video và Bài nổi bật