Yêu cầu NXB GDVN rà soát, hạn chế tối đa việc ghi vào SGK

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT TS Nguyễn Hữu Độ cho biết, vừa qua, dư luận xã hội phản ánh tình trạng một số SGK phổ thông chỉ dùng được một lần, gây lãng phí.
Yêu cầu NXB GDVN rà soát, hạn chế tối đa việc ghi vào SGK
Sách giáo khoa dùng một lần gây lãng phí lớn Ảnh: Hồng Vĩnh

Ngày 21/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT TS Nguyễn Hữu Độ cho biết, vừa qua, dư luận xã hội phản ánh tình trạng một số SGK phổ thông chỉ dùng được một lần, gây lãng phí.

Về vấn đề này Bộ GD&ĐT có ý kiến như sau: Thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/ 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, Chính phủ đã giao cho Bộ GD&ĐT xây dựng chương trình, tổ chức biên soạn SGK để thực hiện trên phạm vi cả nước. SGK biên soạn theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành (gọi tắt là Chương trình 2000) được triển khai ở các cơ sở giáo dục từ năm học 2002-2003. Phiên bản SGK hiện nay là phiên bản đã được sử dụng ổn định từ nhiều năm nay.

Khi biên soạn SGK hiện hành, các tác giả đã xây dựng hệ thống bài tập trong SGK theo hướng đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức trình bày nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, đồng thời giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập khác nhau trong kiểm tra, đánh giá theo xu thế chung của các nước phát triển. Do đó ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), các tác giả có đưa vào SGK các dạng bài tập trắc nghiệm với các hình thức đặc thù như điền khuyết, lựa chọn đúng/sai, cặp đôi (nối kết)…

Do đặc thù của môn học, ngoài các câu hỏi, bài tập dạng truyền thống (bài tập tự luận), đối với một số SGK, nhất là SGK Toán 1, Tiếng Anh (do đặc trưng của các môn học này), các tác giả có đưa vào các dạng bài tập trắc nghiệm và các dạng bài tập khác với “câu lệnh” ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng như: Điền/Viết vào chỗ chấm hoặc ô trống, lựa chọn Đúng/Sai, Nối, Khoanh, Vẽ, Đánh dấu, Tô màu,…

Về quan điểm chỉ đạo, Thứ trưởng Độ cho rằng, Bộ GD&ĐT xác định: “SGK cần được sử dụng, bảo quản tốt để có thể sử dụng lại được khi cần thiết, tránh lãng phí cho gia đình học sinh, xã hội”. Vì vậy, trong sách giáo viên có yêu cầu nhắc nhở học sinh không viết vào sách để SGK có thể sử dụng được nhiều lần.

Để khắc phục tình trạng SGK chỉ sử dụng một lần, gây lãng phí như phản ánh của dư luận, Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo, yêu cầu các địa phương, các nhà trường hướng dẫn học sinh không nên viết vào sách và giữ gìn, bảo quản sách cẩn thận để có thể sử dụng được lâu dài. Giáo viên trong quá trình dạy học cần hướng dẫn học sinh làm bài tập, viết kết quả, trả lời câu hỏi vào vở viết, vở bài tập.

Cũng theo Thứ trưởng Độ, Bộ GD&ĐT đang yêu cầu Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam kiểm tra, rà soát đánh giá cụ thể việc in ấn và phát hành SGK để có đề xuất chỉnh sửa cụ thể thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc học sinh ghi vào SGK, gây lãng phí.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9284
  1. NXB Giáo dục: Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỉ đồng (?)
  2. Tái sử dụng sách giáo khoa
  3. NXB Giáo dục Việt Nam bị kiểm tra vì nghi vấn độc quyền SGK
  4. Sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào sách?
  5. Độc quyền phát hành sách giáo khoa: Nhà xuất bản Giáo dục VN kêu lỗ!
  6. NXB Giáo dục liên tục bù lỗ hàng chục tỷ để in SGK?!
  7. Giáo viên, phụ huynh hiến kế cách tránh lãng phí SGK
  8. Sách giáo khoa sẽ được thiết kế lại để sử dụng lâu dài
  9. NXB Giáo dục kêu lỗ khi kinh doanh SGK, Bộ GD-ĐT lập đoàn thanh tra
  10. Độc quyền SGK: Lỗ 40 tỷ mỗi năm, vì sao vẫn lãi lớn?
  11. Cần thực hiện nghiêm các quy định liên quan sách giáo khoa
  12. Nội dung sách giáo khoa không thay đổi hằng năm
  13. NXB Giáo dục: Nội dung SGK được giữ ổn định suốt 16 năm qua
  14. Bộ Giáo dục hướng dẫn cách tránh lãng phí sách giáo khoa
  15. Bộ Giáo dục: ‘Tái sử dụng sách giáo khoa để tránh lãng phí’
  16. Lãng phí sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT nói gì?
  17. Thứ trưởng Giáo dục: Hạn chế việc ghi vào SGK, gây lãng phí
  18. GDvàĐT ‘lên tiếng’ trước phản ánh SGK lãng phí nghìn tỷ đồng mỗi năm
  19. Kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
  20. Bộ GDĐT thành lập Đoàn thanh tra việc in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019
  21. Bộ Giáo dục lên tiếng về việc sử dụng sách giáo khoa chỉ dùng được một lần
Video và Bài nổi bật