Kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có quyết định về việc kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019 tại NXB Giáo dục Việt Nam.Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Rà soát quy trình cấp phép Lễ hội âm nhạc có 7 người t‌ử von‌gChạy thử tàu đường sắt trên cao tuyến Cát Linh-Hà Đông
Kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục
Các nhà sách tại nhiều thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM cũng rơi vào tình trạng khan hiếm sách giáo khoa (Ảnh: Báo Nhân dân)

Cụ thể, vào thời điểm đầu năm học 2018-2019, một số địa phương trên cả nước đã xảy ra tình trạng khan hiếm, “cháy hàng” sách giáo khoa; đặc biệt là các bộ sách giáo khoa đầu cấp cho học sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10. Nhiều phụ huynh “nháo nhác” mua gom nhiều nơi mới có đủ bộ sách giáo khoa cho con.

Đáng chú ý, tại cuộc họp mới đây của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, một số ý kiến đã đề nghị Bộ GD&ĐT thanh tra ngay việc có hay không lợi ích nhóm trong biên soạn và phát hành sách giáo khoa.

Vì vậy, Bộ GD&ĐT đã quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019 đối với NXB Giáo dục Việt Nam. Công tác kiểm tra do thanh tra Bộ GD&ĐT thực hiện.

Trước đó, trả lời Báo, ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập NXB Giáo dục Việt Nam cho biết, để phục vụ tốt năm học mới 2018 - 2019, NXB Giáo dục Việt Nam đã xây dựng kế hoạch in và phát hành sách giáo khoa dựa vào số lượng đặt mua sách giáo khoa của các Công ty Sách - Thiết bị trường học địa phương cũng như căn cứ vào thực tiễn phát hành sách giáo khoa các năm học trước, đặc biệt là năm học 2017 - 2018. Tính đến ngày 20/8/2018, NXB Giáo dục Việt Nam đã phát hành 108,8 triệu bản sách giáo khoa, đạt 105 % kế hoạch, vượt 3% so với cùng kì năm 2017. Tuy nhiên, năm nay do có sự đột biến về số lượng học sinh các lớp đầu cấp ở một số thành phố lớn, trong đó có Hà Nội, nên đã dẫn đến hiện tượng thiếu sách tạm thời ở một vài điểm nhỏ. Nguyên nhân thứ hai, trước thông tin sắp thay sách giáo khoa mới, một vài công ty Sách - Thiết bị trường học địa phương năm nay đã đặt kế hoạch thấp để tránh tồn kho, nên đã ảnh hưởng đến kế hoạch in ấn phát hành của NXB Giáo dục Việt Nam , ông Tùng lý giải.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng sách giáo khoa như hiện nay gây lãng phí lớn do học sinh thường viết đáp án trực tiếp vào sách, dẫn đến tình trạng sách không thể tái sử dụng.

Báo Giáo dục ghi nhận, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết đó chỉ là sách bài tập, sách tham khảo.

“Sách giáo khoa là sách riêng, đảm bảo có sự luân truyền lâu dài. Sách tham khảo tùy theo từng điều kiện, các gia đình, nhà trường có thể lựa chọn. Việc lựa chọn sách tham khảo do Thủ trưởng, Hiệu trưởng các nhà trường sẽ quyết định sử dụng sách nào phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Bộ cũng chỉ đạo, yêu cầu các sách tham khảo viết trực tiếp vào trong bài là không nên”, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9284
  1. NXB Giáo dục: Làm sách giáo khoa mỗi năm lỗ 40 tỉ đồng (?)
  2. Tái sử dụng sách giáo khoa
  3. NXB Giáo dục Việt Nam bị kiểm tra vì nghi vấn độc quyền SGK
  4. Sách giáo khoa không thiết kế để học sinh viết vào sách?
  5. Độc quyền phát hành sách giáo khoa: Nhà xuất bản Giáo dục VN kêu lỗ!
  6. NXB Giáo dục liên tục bù lỗ hàng chục tỷ để in SGK?!
  7. Yêu cầu NXB GDVN rà soát, hạn chế tối đa việc ghi vào SGK
  8. Giáo viên, phụ huynh hiến kế cách tránh lãng phí SGK
  9. Sách giáo khoa sẽ được thiết kế lại để sử dụng lâu dài
  10. NXB Giáo dục kêu lỗ khi kinh doanh SGK, Bộ GD-ĐT lập đoàn thanh tra
  11. Độc quyền SGK: Lỗ 40 tỷ mỗi năm, vì sao vẫn lãi lớn?
  12. Cần thực hiện nghiêm các quy định liên quan sách giáo khoa
  13. Nội dung sách giáo khoa không thay đổi hằng năm
  14. NXB Giáo dục: Nội dung SGK được giữ ổn định suốt 16 năm qua
  15. Bộ Giáo dục hướng dẫn cách tránh lãng phí sách giáo khoa
  16. Bộ Giáo dục: ‘Tái sử dụng sách giáo khoa để tránh lãng phí’
  17. Lãng phí sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT nói gì?
  18. Thứ trưởng Giáo dục: Hạn chế việc ghi vào SGK, gây lãng phí
  19. GDvàĐT ‘lên tiếng’ trước phản ánh SGK lãng phí nghìn tỷ đồng mỗi năm
  20. Bộ GDĐT thành lập Đoàn thanh tra việc in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019
  21. Bộ Giáo dục lên tiếng về việc sử dụng sách giáo khoa chỉ dùng được một lần
Video và Bài nổi bật