Mỹ ngăn Trung Quốc ‘làm tới’ ở biển Đông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu Mỹ không lên tiếng mạnh dạn và có hành động cứng rắn hơn gần đây thì Trung Quốc làm tới.
Mỹ ngăn Trung Quốc ‘làm tới’ ở biển Đông
GS Ngô Vĩnh Long (trái) cho rằng TQ sẽ tiếp tục chiến lược “tằm ăn dâu” ở biển Đông. Ảnh: VIETNAMNET

Tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 ở Singapore hôm 2-6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc (TQ) ở biển Đông. Theo GS Ngô Vĩnh Long, chuyên gia quan hệ quốc tế ĐH Maine (Mỹ), Washington đang muốn trấn an các nước khu vực biển Đông nói riêng và đồng minh của Mỹ nói chung.

Mỹ không cứng, TQ càng làm tới

. Phóng viên: Giáo sư đánh giá như thế nào về bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tại Shangri-La về quan điểm và hành động của Mỹ ở biển Đông?

+ GS Ngô Vĩnh Long: Bài phát biểu của ông Mattis tại hội nghị Shangri-La chủ yếu là để trấn an các nước trong khu vực biển Đông nói riêng và đồng minh của Mỹ nói chung, vì cho đến nay ông Trump không có chính sách rõ ràng. Ông Trump hành xử vội vã, lúc thế này lúc thế kia, đã phá vỡ phần lớn những thành tựu của hai đời tổng thống Mỹ trước đó trong việc củng cố vị thế của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương và nâng cao quan hệ với Ấn Độ.

Một trong những cố gắng tích cực của cựu Tổng thống Barack Obama là cùng 11 nước khác thiết lập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Một trong những lý do quan trọng của TPP là bảo vệ an ninh chung cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Không có TPP, Mỹ thiếu đồng minh và thiếu chính danh để đương đầu với TQ ở khu vực. Nhưng Mỹ thời ông Trump đã rút khỏi TPP.

Tệ hơn nữa là khi sang Việt Nam (VN) dự hội nghị APEC vào tháng 11-2017, ông Trump đã nói rằng sẵn sàng làm trung gian hòa giải giữa VN và TQ về vấn đề biển Đông. Nhưng biển Đông không phải là vấn đề song phương giữa VN và TQ, mà là vấn đề của toàn khu vực, của thế giới trong việc bảo vệ an ninh và luật pháp quốc tế. Mỹ có trách nhiệm phải can dự vì Mỹ có lợi ích với các đồng minh trong khu vực và vì Mỹ đã ký UNCLOS (nhưng chưa phê chuẩn - PV). Thái độ hững hờ của ông Trump giúp TQ bành trướng, quân sự hóa thực thể nhân tạo ở biển Đông.

Trước việc TQ ngày càng bành trướng thời gian qua, Bộ trưởng Mattis bắt buộc phải lên tiếng ở Shangri-La rằng TQ “hù dọa và bức hiế‌p” láng giềng ở biển Đông. Lý do chính của TQ là “nắn gân” Mỹ, buộc Mỹ nhân nhượng ở khu vực và thỏa hiệp ở các lĩnh vực khác. Nếu Mỹ không lên tiếng mạnh mẽ và có những hành động cứng rắn hơn gần đây - như rút lời mời TQ tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) và tướng Kenneth McKenzie, Giám đốc Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tuyên bố trên CNN rằng Mỹ có đủ khả năng và kinh nghiệm để phá hủy các đảo nhân tạo TQ đã bồi đắp ở biển Đông - thì TQ sẽ làm tới.

Nhưng chưa chắc đủ răn đe TQ

. Liệu phát ngôn cứng rắn của Mỹ sẽ là khởi đầu việc tăng cường răn đe TQ so với trước đây?

+ Phát ngôn của Bộ trưởng Mattis và tướng McKenzie, như tôi nói ở trên, chủ yếu là để trấn an các nước trong khu vực và để tạo sự ủng hộ của đồng minh. Nhưng hiện Trump có thái độ “cao bồi”, tức đơn thân độc mã nên khó có thể nói rằng hai phát biểu trên cho thấy Mỹ sẵn sàng can thiệp ở mức đủ để răn đe TQ so với trước đây. Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng sức mạnh của Mỹ hơn trăm năm qua phần lớn dựa vào sức mạnh trên biển. Nếu Mỹ muốn duy trì hay củng cố địa vị trong những thập niên tới thì không thể để TQ thao túng Tây Thái Bình Dương nói chung và biển Đông nói riêng.

. Ông Mattis nói “Mỹ công nhận vai trò quan trọng của TQ trong trật tự Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương” và sẵn sàng “làm việc với TQ về vấn đề biển Đông để đi đến kết quả”. Có thể hiểu đây là một mô tả mới về cán cân quyền lực khu vực?

+ Để “giấc mơ Trung Hoa” thành hiện thực, TQ muốn đẩy Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và áp đảo Ấn Độ Dương. Mỹ, Ấn Độ và nhiều nước khác thấy rõ việc này. Mattis có chủ ý rằng nếu TQ có thái độ hòa hoãn, không gây sóng gió ở hai khu vực trên thì Mỹ sẽ với TQ vai trò cùng với các nước khác giữ gìn trật tự và an ninh khu vực. Trong khi đó, Mỹ muốn củng cố quan hệ với các nước đồng minh trong khu vực như Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như nâng cao quan hệ với Ấn Độ và VN để “làm việc với TQ về vấn đề biển Đông”.

. TQ chủ động “giảm nhiệt” tính nghiêm trọng của vấn đề biển Đông tại Shangri-La bằng việc phát biểu hòa hiếu với Mỹ. Ai cũng biết TQ không từ bỏ “mộng lớn”, vậy các nước cần đối phó ra sao?

+ TQ chỉ giả vờ xoa dịu thế thôi. TQ sẽ tiếp tục chiến lược “tằm ăn dâu” ở biển Đông, tìm cách mua chuộc một số nước trong khu vực. Không nước nào muốn đương đầu với TQ bằng quân sự vì TQ đang có lực lượng áp đảo. Do đó các nước khu vực nên liên tục và cương quyết thúc đẩy việc thi hành luật pháp quốc tế để buộc các nước ngoài khu vực nhưng có lợi ích chung (như Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc) cùng nhau bảo vệ an ninh cho khu vực và thế giới. VN là nước có vai trò rất quan trọng trong khu vực, nếu không nói là chủ yếu trong lĩnh vực này.

. Xin cám ơn ông.

Ông Trump đã phá tan nhiều thành tựu của mấy đời tổng thống tiền nhiệm. Lúc Trump mới lên làm tổng thống, tôi nghĩ ông ấy chưa hiểu vấn đề và vẫn để các cơ chế ở Mỹ hoạt động dù chưa mạch lạc. Nhưng sau khi thấy Trump hủy hoại Bộ Ngoại giao Mỹ và nhiều thể chế khác trong và ngoài nước thì tôi nghĩ mọi chuyện chắc sẽ còn tệ hơn nữa.

GS NGÔ VĨNH LONG

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8643
  1. Vì sao Đối thoại Shangri-La biến thành nơi ‘khẩu chiến’ Mỹ - Trung?
  2. Tình cảnh bị cô lập của Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La
  3. Đối thoại Shangri-La: Giáo dục, hợp tác là chìa khóa chống khủng bố
  4. Singapore chỉ trích Mỹ và Trung Quốc làm xáo trộn hiện trạng toàn cầu
  5. Mỹ ra điều kiện bỏ cấm vận Triều Tiên
  6. Đối thoại Shangri-La 2018 nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực
  7. Đối thoại Shangri-La: Triều Tiên, Biển Đông vẫn nóng
  8. Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc ở biển Đông
  9. Đối thoại Shangri-La cảnh báo hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố
  10. Bế mạc Đối thoại Shangri-La 2018
  11. Mỹ nêu điều kiện giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên
  12. Ấn Độ xây quân cảng ở Indonesia để đối phó với Trung Quốc
  13. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng
  14. Nhật - Hàn bất đồng về cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên
  15. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến giữa đất Châu Á thách thức Trung Quốc
  16. Trung Quốc tuyên bố đang triển khai binh lính, vũ khí xuống Hoàng Sa, Trường Sa
  17. Shangri-La 2018: Đối thoại và xây dựng lòng tin để giải quyết các thách thức
  18. 5 nội dung đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2018
  19. Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo ‘đừng mắc sai lầm’
  20. Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
  21. Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La 17
Video và Bài nổi bật