Ấn Độ xây quân cảng ở Indonesia để đối phó với Trung Quốc

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ Washington Times ghi nhận Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố kế hoạch xây một quân cảng mới ở Indonesia nhằm hạn chế Trung Quốc trỗi dậy cả về kinh tế lẫn quân sự.
Ấn Độ xây quân cảng ở Indonesia để đối phó với Trung Quốc
Thủ tướng Modi phát biểu tại Đối thoại Shangri-la 2018 - Ảnh: AP

Ngày 31.5, Thủ tướng Modi nói Ấn sẽ cùng Indonesia là đối tác xây một quân cảng mới ở Indonesia, điều chắc chắn khiến Trung Quốc không hài lòng, vào lúc Bắc Kinh đang ráo riết tạo dấu ấn hải quân trên toàn thế giới.

Các nguồn tin cho Washington Times biết: một số quan chức Mỹ suốt nhiều tháng qua đã hoạt động hậu trường để vận động đồng minh an ninh Ấn thể hiện mạnh vị thế hải quân, và phối hợp với các đối tác khác của Mỹ phát thông điệp đến Bắc Kinh rằng hoạt động bành trướng của Trung Quốc sẽ bị phản đối.

Trong bối cảnh này, Mỹ cũng sẽ theo dõi kỹ việc Thủ tướng Modi chọn cách hành xử cân bằng đối với Mỹ và Trung Quốc, hai thế lực đang tranh giành Ấn làm đối tác thương mại hàng đầu.

Tại Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương 2018, còn gọi là Đối thoại Shangri-La (SLD) - Thủ tướng Modi phát biểu trong ngày khai mạc 1.6, đề cập Ấn-Trung cần vượt qua các bất đồng và cạnh tranh để “làm việc chung với nhau”, cùng hướng tới một châu Á thịnh vượng chung.

Theo báo Times of India, Thủ tướng Modi nói với ý hòa hoãn với Trung Quốc: “Ấn Độ ủng hộ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do, cho tất cả chúng ta quyền theo đuổi phát triển, an ninh và thịnh vượng, thông qua đối thoại. Hợp tác cùng nhau giúp các quốc gia có thể đối mặt với những thách thức của thời đại. Cạnh tranh là bình thường. Nhưng cạnh tranh không được biến thành xung đột, sự khác biệt không được phép trở thành tranh chấp.

Hồi cuối tháng 4, Thủ tướng Modi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một cuộc gặp tích cực ở Bắc Kinh, và hai vị lãnh đạo trao đổi những quan điểm nhằm củng cố quan hệ song phương, theo báo Times of India.

Nhưng các quan chức Mỹ công khai bày tỏ sự quan tâm về việc cần Ấn giữ một vai trò trung tâm, nhằm phản ứng với dự án Một Vành Đai, Một Con Đường (BRI) của Trung Quốc: Bắc Kinh vung tiền đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng để mua quyền tiếp cận nguồn tài nguyên của các nước trên thế giới. BRI với các dự án do Bắc Kinh chi hàng tỉ USD ở các nước quanh Ấn, từ Sri Lanka đến Nepal, Pakistan.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói BRI thiếu sự minh bạch và đẩy các nước này thành con nợ của Bắc Kinh.

Những năm gần đây, Trung Quốc còn xây dựng trái phép các căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông, tung tàu ngầm và tàu chiến đến vùng biển này, kết hợp với BRI đến các cảng do Trung Quốc tài trợ ở Sri Lanka và Pakistan.

Tình hình này đã khiến nhiều nước trong vùng an ninh quốc gia Ấn lo ngại, nói họ cần Mỹ - Ấn nghiêm túc trong việc mở rộng khối liên minh quân sự nhằm khẳng định ai kiểm soát khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Ngày 31.5, Bộ Tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương đã được đổi tên thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương (INDOPACOM) với ngầm ý đề cao tầm quan trọng của Ấn Độ Dương trong chính sách quốc phòng của chính quyền hiện tại.

Các quan chức Mỹ cũng nói trước rằng tại SLD ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sẽ phát thông điệp Mỹ sẽ tiếp tục thách đố Trung Quốc ở những vùng biển xa, sẽ dùng hải quân Mỹ chống ý định bành trướng trên biển của Trung Quốc.

Bộ trưởng Mattis đã nói với các nhà báo: hải quân Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động trong và quanh Biển Đông, nhằm chống Trung Quốc toan tính thâu tóm lãnh thổ trong khu vực này. Ông cũng khẳng định Trung Quốc không tuân thủ luật pháp quốc tế, không tôn trọng hải phận quốc tế.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8643
  1. Mỹ ngăn Trung Quốc ‘làm tới’ ở biển Đông
  2. Vì sao Đối thoại Shangri-La biến thành nơi ‘khẩu chiến’ Mỹ - Trung?
  3. Tình cảnh bị cô lập của Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La
  4. Đối thoại Shangri-La: Giáo dục, hợp tác là chìa khóa chống khủng bố
  5. Singapore chỉ trích Mỹ và Trung Quốc làm xáo trộn hiện trạng toàn cầu
  6. Mỹ ra điều kiện bỏ cấm vận Triều Tiên
  7. Đối thoại Shangri-La 2018 nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực
  8. Đối thoại Shangri-La: Triều Tiên, Biển Đông vẫn nóng
  9. Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc ở biển Đông
  10. Đối thoại Shangri-La cảnh báo hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố
  11. Bế mạc Đối thoại Shangri-La 2018
  12. Mỹ nêu điều kiện giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên
  13. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng
  14. Nhật - Hàn bất đồng về cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên
  15. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến giữa đất Châu Á thách thức Trung Quốc
  16. Trung Quốc tuyên bố đang triển khai binh lính, vũ khí xuống Hoàng Sa, Trường Sa
  17. Shangri-La 2018: Đối thoại và xây dựng lòng tin để giải quyết các thách thức
  18. 5 nội dung đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2018
  19. Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo ‘đừng mắc sai lầm’
  20. Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
  21. Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La 17
Video và Bài nổi bật