Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày 2/6, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh độc lập, tự chủ và tăng cường hợp tác, tuân thủ luật pháp quốc tế là nền tảng..
Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch tham dự phiên toàn thể thứ nhất Đối thoại Shangri-La lần thứ 17.

Là người đầu tiên có bài phát biểu tại phiên thảo luận thứ ba của diễn đàn an ninh khu vực quan trọng bậc nhất của khu vực với chủ đề “Định hình trật tự an ninh đang biến đổi của châu Á”, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã chỉ ra một thực tế là những thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống, trong đó có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, khủ‌ng b‌ố… đang hiện hữu một cách rất rõ ràng, đặt khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước những nguy cơ có thực và cận kề.

Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cho rằng việc các bên liên quan cùng đàm phán giải quyết bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại; thay vì đối đầu, đe dọa sử dụng vũ lực hoặc hành động đơn phương là con đường tốt nhất.

Từ thực tiễn và kinh nghiệm của Việt Nam, theo Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch, để giải quyết các vấn đề an ninh phức tạp, trước hết mỗi quốc gia phải tự quyết định vận mệnh của mình đồng thời rất cần sự hỗ trợ, chung tay hành động một cách vô tư, công bằng, khách quan, vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước lớn. Các quốc gia cần xây dựng sự tin cậy lẫn nhau thông qua tham vấn, trao đổi thông tin, tiếp xúc cấp cao và thúc đẩy hoạt động chung giữa các lực lượng quân đội và quan trọng nhất là các bên minh bạch hóa chính sách, thể hiện thiện chí, quyết tâm, thực hiện đúng các cam kết và nghĩa vụ pháp lý, lời nói đi đôi với việc làm.

Mặt khác, các nước cũng cần phát huy hiệu quả và mở rộng, đa dạng hóa các cơ chế đối thoại, hợp tác về quốc phòng - an ninh - chính trị, kinh tế trong khu vực và liên khu vực; nghiên cứu xây dựng cơ chế mới hỗ trợ các bên giải quyết hòa bình các vấn đề an ninh, tranh chấp, nhất là các vấn đề phức tạp như Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông, Biển Đông…, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lãnh thổ, tuân thủ luật pháp quốc tế, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch cũng khẳng định trong cấu trúc an ninh khu vực thì ASEAN là một mẫu hình hợp tác, liên kết thành công của các nước vừa và nhỏ; ngày càng đóng vai trò tích cực, trung tâm cho những nỗ lực chung. ASEAN cũng đã góp phần định hình cấu trúc an ninh, bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định của châu Á - Thái Bình Dương.

Đối với vấn đề Biển Đông, Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch một lần nữa nhấn mạnh rằng Việt Nam kiên định và ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); vừa là biện pháp xây dựng lòng tin chiến lược giữa ASEAN với Trung Quốc, vừa thể hiện quyết tâm của các nước đóng góp cho một trật tự an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế.

Việt Nam cho rằng mọi hành động vi phạm chủ quyền của nước khác, quân sự hóa và gia tăng sức mạnh quân sự đều không phù hợp với luật pháp quốc tế, đi ngược lại các cam kết khu vực. Thay vào đó, các bên có liên quan cần thể hiện trách nhiệm trong việc xây dựng một trật tự trên biển, để Biển Đông thật sự là vùng biển hòa bình, hợp tác và hữu nghị.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8643
  1. Mỹ ngăn Trung Quốc ‘làm tới’ ở biển Đông
  2. Vì sao Đối thoại Shangri-La biến thành nơi ‘khẩu chiến’ Mỹ - Trung?
  3. Tình cảnh bị cô lập của Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La
  4. Đối thoại Shangri-La: Giáo dục, hợp tác là chìa khóa chống khủng bố
  5. Singapore chỉ trích Mỹ và Trung Quốc làm xáo trộn hiện trạng toàn cầu
  6. Mỹ ra điều kiện bỏ cấm vận Triều Tiên
  7. Đối thoại Shangri-La 2018 nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực
  8. Đối thoại Shangri-La: Triều Tiên, Biển Đông vẫn nóng
  9. Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc ở biển Đông
  10. Đối thoại Shangri-La cảnh báo hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố
  11. Bế mạc Đối thoại Shangri-La 2018
  12. Mỹ nêu điều kiện giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên
  13. Ấn Độ xây quân cảng ở Indonesia để đối phó với Trung Quốc
  14. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng
  15. Nhật - Hàn bất đồng về cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên
  16. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến giữa đất Châu Á thách thức Trung Quốc
  17. Trung Quốc tuyên bố đang triển khai binh lính, vũ khí xuống Hoàng Sa, Trường Sa
  18. Shangri-La 2018: Đối thoại và xây dựng lòng tin để giải quyết các thách thức
  19. 5 nội dung đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2018
  20. Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo ‘đừng mắc sai lầm’
  21. Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La 17
Video và Bài nổi bật