Nhật - Hàn bất đồng về cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hai đồng minh của Mỹ bày tỏ quan điểm khác biệt về độ đáng tin của cam kết phi hạt nhân hóa mà CHDCND Triều Tiên đưa ra, trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo Kim Jong-un.
Nhật - Hàn bất đồng về cam kết phi hạt nhân hóa của Triều Tiên
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera tỏ ý hoài nghi cam kết phi hạt nhân của Triều Tiên

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera cho rằng không nên tưởng thưởng cho Triều Tiên chỉ vì đồng ý đối thoại, mà nước này cần có những hành động cụ thể để hủy bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của mình. Tuy nhiên, người đồng cấp Hàn Quốc Song Young-moo lại kêu gọi đối thoại để giúp Bình Nhưỡng gia nhập cộng đồng quốc tế, đồng thời nhấn mạnh lãnh đạo Kim Jong-un nên được tin tưởng, mặc dù chưa chắc chắn ông có thực sự muốn giải trừ hạt nhân hay không.

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 trong ngày 2.6, Bộ trưởng Onodera nhắc nhở Triều Tiên trong quá khứ từng ký kết nhiều thỏa thuận chấm dứt chương trình hạt nhân, nhưng rồi lại tiến hành thêm nhiều hoạt động phát triển vũ khí hơn nữa.

“Theo cách Triều Tiên cư xử trong quá khứ, không thể thưởng cho họ chỉ vì đã chấp nhận đối thoại”, Bộ trưởng Onodera phát biểu. Theo ông Onodera, cách duy nhất để đem lại hòa bình là phải đảm bảo Bình Nhưỡng có những hành động chấm dứt chương trình hạt nhân và phát triển tên lửa đạn đạo ở mọi tầm bắn cụ thể.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Song Young-moo thừa nhận đang có tranh luận về mức độ giải trừ hạt nhân mà Triều Tiên đồng ý thực hiện, nhưng ông cho rằng nếu quá chú trọng vào vấn đề này thay vì cách thức để đạt được nó, thì đối thoại sẽ không có tiến triển.

Ông Song tuyên bố: “Sẽ phải có phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Tôi tin ông Kim sẽ nắm bắt điều này. Tiếp tục nghi ngờ động cơ của lãnh đạo Triều Tiên sẽ chỉ gây trở ngại cho đối thoại và tiến bộ”.

Bình Nhưỡng vào các năm 1994 và 2005 đã từng ký thỏa thuận chấm dứt chương trình hạt nhân để đổi lại những lợi ích kinh tế lẫn ngoại giao. Tuy vậy, nước này năm 2006 lại tiến hành thử hạt nhân.

Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tích cực thuyết phục Triều Tiên ngồi vào bàn đàm phán, giải quyết những căng thẳng kéo dài nhiều thập kỷ qua giữa hai nước và đem lại hòa bình vĩnh viễn.

Mỹ - Nhật - Úc nhất trí hợp tác trong vấn đề Triều Tiên

Bộ trưởng Onodera ngày 2.6 cũng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne. Ba quan chức đã trao đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân Triều Tiên và tình hình Biển Đông.

Qua cuộc gặp, Bộ trưởng ba nước nhất trí tiếp tục tiến hành giám sát các hoạt động giao dịch dầu mỏ, hàng hóa trái phép trên biển của Bình Nhưỡng, đồng thời cam kết phối hợp chặt chẽ để mọi vũ khí hủy diệt hàng loạt cùng mọi vụ tên lửa đạn đạo của Triều Tiên được hủy bỏ hoàn toàn, có thể kiểm chứng, không thể đảo ngược.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8643
  1. Mỹ ngăn Trung Quốc ‘làm tới’ ở biển Đông
  2. Vì sao Đối thoại Shangri-La biến thành nơi ‘khẩu chiến’ Mỹ - Trung?
  3. Tình cảnh bị cô lập của Trung Quốc ở Đối thoại Shangri-La
  4. Đối thoại Shangri-La: Giáo dục, hợp tác là chìa khóa chống khủng bố
  5. Singapore chỉ trích Mỹ và Trung Quốc làm xáo trộn hiện trạng toàn cầu
  6. Mỹ ra điều kiện bỏ cấm vận Triều Tiên
  7. Đối thoại Shangri-La 2018 nâng cao chất lượng hợp tác an ninh khu vực
  8. Đối thoại Shangri-La: Triều Tiên, Biển Đông vẫn nóng
  9. Mỹ gia tăng thách thức Trung Quốc ở biển Đông
  10. Đối thoại Shangri-La cảnh báo hình thức mới của chủ nghĩa khủng bố
  11. Bế mạc Đối thoại Shangri-La 2018
  12. Mỹ nêu điều kiện giảm nhẹ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên
  13. Ấn Độ xây quân cảng ở Indonesia để đối phó với Trung Quốc
  14. Việt Nam kiên quyết bảo vệ lợi ích chính đáng
  15. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đến giữa đất Châu Á thách thức Trung Quốc
  16. Trung Quốc tuyên bố đang triển khai binh lính, vũ khí xuống Hoàng Sa, Trường Sa
  17. Shangri-La 2018: Đối thoại và xây dựng lòng tin để giải quyết các thách thức
  18. 5 nội dung đáng chú ý tại Đối thoại Shangri-La 2018
  19. Mỹ chỉ trích Trung Quốc về Biển Đông, cảnh báo ‘đừng mắc sai lầm’
  20. Việt Nam kiên định giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
  21. Toàn văn bài phát biểu của Bộ trưởng Việt Nam tại Đối thoại Shangri-La 17
Video và Bài nổi bật