Giữa vùng tiêu chảy cấp: Chính quyền lo lắng, dân thờ ơ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Về Thái Bình, Hải Phòng giữa “mùa“ dịch tiêu chảy cấp, chúng tôi nhận thấy có nhiều bất cập. Phần lớn người dân 2 địa phương này vẫn cho rằng, tả là câu chuyện xa xôi, không đáng quan tâm.
Giữa vùng tiêu chảy cấp: Chính quyền lo lắng, dân thờ ơ
Quán ăn vỉa hè vẫn đông khách. (Chụp ngày 23/5 tại một quán bún cá gần bến xe Niệm Nghĩa, Hải Phòng).

Trong khi đó, Thái Bình là tỉnh có mật độ dân cư đông; còn Hải Phòng là một trong những địa phương có bệnh nhân dương tính với phẩy khuẩn tả cao nhất cả nước.
Người dân chủ quan

Tại quán Đại Tửu Lầu ở ngách 295, Ngô Thì Nhậm, TP Thái Bình, mới 16h nhưng đã có khách đến ăn thịt chó. Ông Đoàn Văn Trọng, quản lý quán cho biết: “Quán chúng tôi vẫn bán thịt chó bình thường, không có gì thay đổi. Quán có 28 bàn ăn với 7 người phục vụ và ngày nào cũng tấp nập. Tôi xem tivi có biết về dịch tiêu chảy cấp, nhưng nguồn chó gây bệnh là nhập từ Lào qua Thanh Hóa chứ chó chúng tôi lấy ngay trong tỉnh, không lo. Nhà tôi làm thịt từ chó sống, làm xong treo lên, khi có khách ăn, nhúng thịt qua nước sôi, thế là yên tâm”. Ngày nào nhà ông Trọng cũng ăn thịt chó, ông bảo ăn nhiều thành quen, đâm ra nghiện. Trưa nay mấy anh em, chú cháu vừa đánh chén một bữa thịt chó túy lúy.

Bước vào phòng trong, các “thượng đế” vẫn say sưa cầy tửu. Biết tôi là nhà báo, anh Đặng Văn Dũng, 38 tuổi ở đường Lê Lợi, TP Thái Bình hồ hởi: “Mời chị ăn miếng thịt cầy nướng, ngon lắm. Nói thật là tôi không biết về dịch tiêu chảy cấp ở Thái Bình. Mà có biết thì tôi vẫn cứ ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống như thường, vì nó ngon, không thể dừng được. Nếu bị tả thì đã có bác sĩ, lo gì”.

Tại thị trấn Tiền Hải, nơi có 3 cửa hàng thịt chó nổi tiếng cả tỉnh, anh Nghĩa - chủ một quán thịt chó vừa thoăn thoắt chặt thịt cho khách mang về, vừa cho biết: “tả mới ở Hà Nội thôi, làm gì đã về đến Thái Bình. Quán thịt chó nhà tôi ngày nào cũng bán khoảng chục con. Khách trong huyện, rồi trên tỉnh về mua nhiều lắm”.
Ông Phạm Văn Dịu - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình cho biết: “Ngày 13/5, 3 ca tiêu chảy cấp đầu tiên nhập viện ở Thái Bình cho kết quả dương tính với phẩy khuẩn tả đều là người ở Hà Nội về. Tính đến ngày 23/5, Thái Bình có 13 bệnh nhân tiêu chảy cấp, trong đó có 8 trường hợp biểu hiện lâm sàng nghi tả. Chúng tôi xem 13 bệnh nhân tiêu chảy cấp này như 13 ổ dịch tả để kiểm soát dịch”.

Tại Hải Phòng, thông tin có dịch tiêu chảy cấp trên địa bàn chỉ những cán bộ, công nhân viên chức quan tâm. Còn lại, phần lớn người dân chỉ biết sơ sơ và họ không sợ vì “tả không chết người”. Ghi nhận tại các tuyến đường lớn ở Hải Phòng, các quán ăn vỉa hè, chợ cóc vẫn đông thực khách thưởng thức đủ các loại đặc sản: Bún cá, bánh canh, thịt chó...

Theo một chủ quán bún cá gần bến xe Niệm Nghĩa, khách hàng đến ăn sáng tại quán chị thời gian này không có gì thay đổi, nồi canh cá của chị chỉ bán đến 9h sáng là hết veo. Nói chuyện với phóng viên, anh Nguyễn Văn Sơn, ngõ Hàng Gà, quận Lê Chân cho biết là có nghe về dịch tiêu chảy cấp qua tivi. Nhưng theo anh, Hải Phòng gần 1,8 triệu dân mà chỉ có vài ca mắc bệnh thì không nhằm nhò gì. tả là bệnh không chết người, lại chỉ ở một vài nơi trong địa bàn thành phố nên anh không việc gì phải sợ. Anh Sơn không nghiện thịt chó nhưng khi bạn bè rủ đi nhậu thì rất vui vẻ thưởng thức đủ 7 món cầy tơ.

bệnh nhân mắc tả vẫn tăng

Tổng số bệnh nhân tiêu chảy cấp ở Hải Phòng hiện là 64, trong đó 28 ca dương tính với phẩy khuẩn tả, ở 11/14 quận, huyện trên địa bàn thành phố. Đáng chú ý, Hải Phòng đã phát hiện 8 trường hợp người lành mang trùng ở các ổ dịch. Trong 28 ca dương tính với phẩy khuẩn tả, chỉ có 1 ca từ Hà Nội về.
Trung tâm Y tế dự phòng Hải Phòng đã lấy các mẫu nước, mẫu rau, mẫu hải sản ở những nơi bùng phát dịch, kết quả xét nghiệm âm tính với phẩy khuẩn tả. Theo ông Nguyễn Văn Vy- Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng, dịch tả trên địa bàn là do sự phát tán phẩy khuẩn tả từ người lành mang trùng.

bệnh nhân Vũ Khắc Cường - 3 lần xét nghiệm vẫn dương tính với phẩy khuẩn tả.

Hải Phòng đang ở tuần thứ 3 kể từ khi có dịch tiêu chảy cấp và số bệnh nhân dương tính với tả tăng lên 30 trường hợp. Trong đó, bệnh nhân tập trung nhiều ở quận Ngô Quyền và xã An Đồng, huyện An Dương. Lý giải nguyên nhân bùng phát dịch ở hai địa phương này, ông Vy cho biết chủ yếu do nguyên nhân môi trường.

Quận Ngô Quyền là nơi tập trung nhiều quán thịt chó ở Hải Phòng. Xã An Đồng, huyện An Dương có con mương đi qua, do nước chảy vào không thông được nên khu vực An Đồng trở thành nơi chứa nước đọng, nước thải. bệnh nhân Vũ Khắc Cường, 50 tuổi vào bệnh viện Đa khoa Việt - Tiệp Hải Phòng trong tình trạng mạch yếu, da xanh tái, chân tay bắt đầu nhăn nheo do mất nước. Mặc dù đã truyền hết 12 chai dịch, 3 lần xét nghiệm nhưng kết quả vẫn dương tính với phẩy khuẩn tả.
Ông Cường kể lại: “Tôi chẳng ăn thức ăn gì khác thường cả, chỉ ăn dưa lê, canh rau dền, mồng tơi. Con gái tôi đi nước ngoài gửi cho tôi máy khử độc. Tất cả những thức ăn đó tôi đều sử dụng máy khử độc. Chiều hôm đó, tôi đi mưa, bị ướt, đến tối đau bụng, đi ngoài nhiều lần không cầm được, đau quặn bụng, mà cứ ăn gì là nôn ra. Nhà tôi ở rất sạch sẽ, nhưng khu tôi ở thì rất bẩn”.
Phía sau nhà anh Cường có một con mương, nước thường xuyên đen ngòm, không có hệ thống thoát nước, trời mưa không đóng cửa nhanh là nước đen bẩn tràn hết vào nhà. Chị Phạm Thị Thảo, thuê 16m2 trọ ở gần chợ An Dương với điều kiện ăn ở, vệ sinh không tốt, hai mẹ con chị vẫn phải dùng nhà xí 2 ngăn. Rất may chỉ một mình chị Thảo bị tả, con gái chị vẫn khỏe mạnh bình thường.

Từ 15/4 đến 15/5 kết thúc tháng ATVSTP, nhưng Hải Phòng sẽ tăng cường thêm 2 tháng nữa để thanh, kiểm tra, giám sát ATVSTP trong đợt dịch tiêu chảy cấp năm nay.

Ông Nguyễn Văn Vy - Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng.

Thái Bình có mật độ dân cư đông, dễ lây lan tả. Bên cạnh đó, số gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh chỉ chiếm 50%. Ngoài ra, các buổi ma chay, cưới xin, cỗ bàn đông người cũng là điều kiện thuận lợi phát tán phẩy khuẩn tả. Về thói quen ăn uống, người dân vẫn thích ăn thịt chó, mắm tôm, rau sống, tiết canh. Do đó, nguy cơ mắc tả tiềm ẩn nhiều trong dân.          
Ông Phạm Văn Dịu - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh Thái Bình.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật