Sữa ngoại nhập 1 bán 6: Bộ nói ngược doanh nghiệp

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quản lý giá sữa không tốt, quy định về ghi nhãn các sản phẩm sữa còn nhiều bất cập, nhiều đầu mối nhập khẩu… là nguyên nhân đẩy giá sữa tăng phi mã. Có loại sữa có giá bán lẻ chênh lệch so với giá nhập khẩu lên tới 507%, như Enfamil Infant, Enfagrow Older Todder.
Sữa ngoại nhập 1 bán 6: Bộ nói ngược doanh nghiệp
Theo thông báo của Tổng cục Hải quan, giá nhiều loại sữa ngoại bán trên thị trường đều cao gấp 5 - 6 lần so với giá nhập khẩu.

Đó là nhận định của ông Nguyễn Xuân Chiến, phó vụ trưởng vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) tại buổi họp báo thường kỳ bộ Công thương tháng 9/2013, theo Báo đầu tư.

Thị trường sữa bột trong nước những năm gần đây liên tiếp hứng chịu nhiều đợt tăng giá vô tội vạ từ các hãng sữa nhập khẩu. Theo thông báo của Tổng cục Hải quan, giá nhiều loại sữa ngoại bán trên thị trường như Nestle, Gallia, Enfa, Abbott… đều cao gấp 5 - 6 lần so với giá nhập khẩu.

Thậm chí, có loại sữa có giá bán lẻ chênh lệch so với giá nhập khẩu lên tới 507%, như Enfamil Infant, Enfagrow Older Todder...

Không chỉ có mức chênh lệch lớn so với giá nhập khẩu, từ đầu năm đến nay, nhiều hãng sữa còn tìm cách lách luật để tăng giá sản phẩm thêm 8-15%, đổ hết gánh nặng chi phí lên vai người tiêu dùng.

Bộ Tài chính cho biết, theo báo cáo của 17/18 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa theo quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa, sản phẩm dinh dưỡng của bộ Y tế, hiện không còn sản phẩm nào (theo giấy phép chứng nhận của bộ Y tế) có tên là sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thay vào đó, tên chính thức được sử dụng trên nhãn mác sản phẩm hầu hết là sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm dinh dưỡng công thức, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng công thức…

Ông Chiến cho biết, quy định quản lý giá sữa đang rất yếu. Sắp tới, các mặt hàng sữa, sản phẩm sữa công thức, sữa dinh dưỡng cũng phải đưa vào danh mục bình ổn giá, chịu sự quản lý về giá của Nhà nước.

Theo đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ Tài chính, Công thương và các cơ quan liên quan, trước ngày 5/10/2013 phải ban hành danh mục sữa và các sản phẩm từ sữa thuộc mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định tại điểm h, khoản 2, Điều 15, Luật Giá.

Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, sau ngày 5/10/2013, hy vọng thị trường sữa sẽ sớm chấm dứt tình trạng tăng giá vô tội vạ.

Trước đó, báo Infonet cho biết đại diện Abbott Việt Nam khẳng định Abbott không hề có bảng khai giá hải quan nào "nhập 1 bán 6", chênh lệch giá nhập khẩu và giá bán lẻ các sản phẩm Abbott do Công ty 3A phân phối chỉ hơn 10.000 VND/sản phẩm/tùy loại.

Theo một tài liệu khai báo hải quan, một hộp sữa Similac Gain số 2 dành cho trẻ từ 6 tháng tới 1 tuổi của hãng Abbott (Hoa Kỳ) loại 900 gr có giá bán tại thị trường trong nước là 460.000 đồng/hộp. Thế nhưng theo bảng giá sữa nhập các DN kê khai tờ khai hải quan lại chỉ từ 100.000 – 150.000 đồng/hộp (tương đương 5-7USD/hộp). Giá sữa nhập một mà bán ra thị trường bị “thổi phồng” gấp 5-6 lần gây cơn sóng bức xúc trong dư luận.

Tuy nhiên, khẳng định với Infonet, đại diện Công ty Abbott Laboratories S.A Vietnam (Abbott Việt Nam) cho rằng, không có chuyện giá sữa nhập khẩu chính thức của Abbott về Việt Nam qua nhà phân phối chính thức và duy nhất là Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A giá rẻ tới vậy.

Ông Đỗ Thái Vương – Giám đốc Đối ngoại Abbott Việt Nam khẳng định, không có chuyện DN này nhập khẩu giá thấp như vậy rồi sau đó lại “đẩy” giá bán trong nước lên cao. Những thông tin về sữa ngoại giá nhập chỉ 100.000 ngàn/hộp mà bán ra tăng 5-6 lần gây bức xúc dư luận gần đây, Abbott Việt Nam cho rằng, không phải là bảng khai giá nhập khẩu sản phẩm được phân phối bởi nhà phân phối chính thức và duy nhất của Abbott tại Việt Nam – Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A.

Giá nhập sữa ngoại bao nhiêu?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật