Hà Nội xử phạt gần 1.700 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP.Hà Nội, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024 (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5), toàn thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm.
Hà Nội xử phạt gần 1.700 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo công tác An toàn thực phẩm TP.Hà Nội, trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024 (diễn ra từ ngày 15/4 đến 15/5), toàn thành phố đã thành lập 706 đoàn kiểm tra,

Kết quả đã kiểm tra, giám sát được 12.509 cơ sở, trong đó có 10.522 cơ sở đạt yêu cầu (chiếm tỷ lệ 84,1%) và 1.814 cơ sở vi phạm. Cơ quan chức năng của thành phố đã xử phạt 1.679 cơ sở vi phạm, với số tiền hơn 8,8 tỷ đồng; đồng thời buộc tiêu hủy số lượng hàng hóa trị giá hơn 2,7 tỷ đồng của 280 cơ sở, đình chỉ 7 cơ sở.

Trong Tháng hành động vì An toàn thực phẩm năm 2024, các quận có số lượt kiểm tra, xử lý vi phạm ở mức cao là: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Tây Hồ, Ba Đình, Nam Từ Liêm.

Các quận, huyện kiểm tra, xử lý vi phạm ở mức trung bình là: Long Biên, Hà Đông, Thanh Xuân, Thanh Trì, Mê Linh, Đông Anh, Phúc Thọ, Gia Lâm, Chương Mỹ, Sóc Sơn.

Các huyện, thị xã có số lượt kiểm tra và xử lý vi phạm ở mức thấp là Ba Vì, Hoài Đức, Thạch Thất, Phú Xuyên, Thường Tín, Ứng Hòa, Sơn Tây, Thanh Oai, Đan Phượng, Quốc Oai, Mỹ Đức.

Nói về thực tế nguồn cung thực phẩm cho Hà Nội hiện nay, bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, 60% nguồn thực phẩm ở chợ cung cấp cho người dân.

Tuy vậy việc kiểm soát chất lượng rau, thịt bày bán ở các chợ cóc, chợ tạm còn hạn chế. Đến nay, trong số hơn 500 chợ trên địa bàn mới chỉ có 22 trạm xét nghiệm nhanh chất lượng thực phẩm, tỷ lệ này rất thấp.

Còn thống kê của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 36 vụ ngộ độc thực phẩm, có nhiều vụ tương đối lớn hàng trăm người phải nhập viện; gần 1/3 số vụ ngộ độc xảy ra nguyên nhân được xác định là do vi sinh vật.

TS.Nguyễn Hùng Long, Phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trung bình trong 5 năm gần đây mỗi năm ghi nhận khoảng 100 vụ ngộ độc, 23 trường hợp t‌ử von‌g.

Trong 5 tháng đầu năm 2024 cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023 (5 tháng đầu năm 2023 xảy ra 40 vụ ngộ độc), tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy có những vụ ngộ độc số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện.

Làm rõ nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, ông Hùng Long cho biết ghi nhận 11 vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến vi sinh vật khiến 1.241 người mắc, không ghi nhận trường hợp t‌ử von‌g; chiếm 30,6% tổng số vụ, nhưng chiếm đến 58% số mắc. 2 vụ ngộ độc xảy ra do nguyên nhân hó‌a chấ‌t; 6 vụ do độc tố tự nhiên; 17 vụ ngộ độc không xác định nguyên nhân.

Để hạn chế các vụ ngộ độc thực phẩm, theo đại diện Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, cần tăng cường các hoạt động truyền thông và đẩy mạnh bổ sung kinh phí truyền thông trên báo, đài, mạng xã hội; tổ chức các cuộc thi viết về an toàn thực phẩm, song quan trọng nhất là phải thay đổi nhận thức, ý thức từ cán bộ đến người dân; thay đổi thói quen và tư duy tiêu dùng.

Đặc biệt, các hoạt động tuyên truyền an toàn thực phẩm cần được đẩy mạnh trong các nhà trường để giáo dục thế hệ tương lai. Còn người dân không nên vì chạy theo lợi nhuận mà nuôi trồng, sản xuất theo kiểu “lợn một chuồng, rau một luống”.

Bên cạnh đó, TP.Hà Nội cũng cần tăng cường các giải pháp quản lý chợ truyền thống; đầu tư kinh phí xây dựng hệ thống giết mổ tập trung.

Và để tăng tính hiệu quả, thay vì tuyên truyền một cách chung chung thì cần cá thể hóa, cụ thể đối tượng vi phạm. Chẳng hạn, khi cơ quan chức năng xử lý, đóng cửa một cơ sở vi phạm thì cần thông tin rõ tên, địa chỉ của cơ sở đó lên mạng xã hội hoặc các phương tiện truyền thông.

Về công tác quản lý, theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế các văn bản quy phạm Pháp Luật về đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm đã cơ bản đầy đủ.

Sự phân công trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm giữa các Bộ, ngành, từ Trung ương đến địa phương đã rõ ràng. "Tuy nhiên, việc kiểm tra, đôn đốc, giám sát thực thi các quy định Pháp Luật về an toàn thực phẩm tại nhiều nơi, nhiều lúc chưa chặt chẽ, nhất là tại tuyến cơ sở", ông Nguyễn Hùng Long nói.

Để đảm bảo an toàn thực phẩm, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc công tác quản lý an toàn thực phẩm.

Thực hiện phân công trách nhiệm, chuẩn bị sẵn kế hoạch, phương án của Ban chỉ đạo về xử lý, điều tra, khắc phục ngộ độc thực phẩm. Người đứng đầu các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm Pháp Luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Các Bộ, ngành, UBND các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát, kiên quyết không để các cơ sở không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp), không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm vẫn hoạt động.

Ngành nông nghiệp, Công thương tăng cường kiểm soát các sản phẩm nông sản: thịt, rau, củ, quả... và các sản phẩm thộc lĩnh vực được phân công quản lý theo quy định tại Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

Không để xảy ra tình trạng cơ sở lợi dụng có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm do ngành nông nghiệp, công thương cấp theo quy định nhưng lại thu gom các nguyên liệu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ để cung cấp cho bếp ăn tập thể các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, từ điều kiện cơ sở, trang thiết bị, con người, đặc biệt là việc tuân thủ, chấp hành các quy định đối với nguyên liệu thực phẩm, nguồn nước sử dụng; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm Pháp Luật về an toàn thực phẩm theo phân cấp quản lý và thông tin rộng rãi kết quả xử lý để cảnh báo cho cộng đồng.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

Lãnh đạo Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ quan liên quan tuyên truyền để người tiêu dùng, người lao động thấy sức khỏe là vốn quý, tự chủ động tìm hiểu, nâng cao kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm và biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen trong lựa chọn và sử dụng thực phẩm, tuyệt đối không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo an toàn.

Yêu cầu các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, các công ty kiên quyết không ký hợp đồng cung cấp nguyên liệu, cung cấp suất ăn, dịch vụ ăn uống với các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định.

Đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể trong công tác giám sát nguồn cung cấp thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm tại các cơ quan, công ty, trường học, đơn vị.

Đặc biệt, cần tuyên truyền để chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở thấy sức khỏe của người lao động là tài sản, đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho cơ sở, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc đảm bảo tốt khẩu phần ăn của người lao động.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật