Tin liên quan
Vành đai sình lầy do nước biển tháo vào đường hầm
Không loại trừ Hamas đã vạch ra một cái bẫy nguy hiểm bằng nước biển như vậy để ngăn chặn quân đội Israel, tạo cơ hội cho đòn đáp trả sau đó.
Xung đột quân sự giữa Israel và Hamas tại Gaza đã bước sang giai đoạn nguy hiểm, khi lục quân Israel đã tràn vào Gaza và cố gắng tìm phá các địa đạo của Hamas.
ETV Bharat cho hay, Hamas đang lên kế hoạch cản bước cuộc tấn công trên bộ của Israel ở miền Bắc dải Gaza. Theo ETV Bharat, tổ chức think tank ImagIndia (có trụ sở ở New Delhi, Ấn Độ) đánh giá Hamas có thể tạo ra một trận lụt bằng nước biển ở Gaza bằng cách kích nổ tự xa một quả bom trên bờ Địa Trung Hải.
Báo báo của ETV Bharat cho biết, hệ thống địa đạo của Hamas có độ sâu trung bình là 15m dưới lòng đất Gaza nhưng chỉ cần đào sâu 1-2m là có thể kết nối với bờ Địa Trung Hải.
Theo ETV Bharat, nếu lục quân Israel tiến sâu vào Gaza, nước biển sẽ đổ vào các đường hầm và gây ngập lụt cho các khu vực trũng, tạo ra một vành đai sình lầy khoảng 4km, khiến xe tải và xe tăng Israel khó lòng di chuyển qua được.
Bài báo đề cập việc Mỹ phê chuẩn bán vũ khí dẫn đường chính xác cho Israel vào tháng 5/2023. Quân đội Israel cũng có thể sử dụng bom chống boong-ke GBU-28 để phá các đường hầm. Nhưng nay với kịch bản Hamas triển khai "bom nước biển" thì việc Israel tấn công bằng các loại bom này chỉ làּm tìnּh hình thêm trầm trọng cho phía Israel do diện tích ngập lụt sẽ tăng thêm.
Các nguồn tin không chính thức cho biết, thay cho phương án trên, Israel có thể bơm một chất hóa học vào mạng lưới đường hầm của Hamas để hun các chiến binh Hamas, buộc họ phải chui ra khỏi hầm, từ đó tạo điều kiện cho việc giải cứu các con tin.
Trong lịch sử quân sự thế giới, đã có nhiều trường hợp sử dụng đến sức nước để cản bước đối phương. Thí dụ trong chiến tranh giành độc lập của Hà Lan hồi thế kỷ 16, người Hà Lan đã phá hủy các con đê trên sông Maas, gây ngập lụt vùng nông thôn, buộc quân Tây Ban Nha phải rút lui.
Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật, người Trung Quốc đã phá vỡ các con đê của sông Hoàng Hà, từ đó ngăn quân đội Nhật Bản chiếm Sơn Tây, Tứ Xuyên và Trùng Khánh.
Mới đây, vào tháng 6/2023, con đập Kakhovka cũng được cho là đã bị phá để gây ra lụt phục vụ mục đích quân sự trong cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine.
Israel hoàn toàn có thể áp dụng đòn tương tự
Trong bài viết trên trang RealClearDefense tháng này, tác giả Jeff Goodson cho rằng chính Israel cũng có thể lựa chọn phương án làm ngập các đường hầm của Hamas để buộc đối phương phải chui lên mặt đất, từ đó làm giảm thương vong của Israel và giải quyết vấn đề phải tác chiến sâu dưới lòng đất. Ông này lưu ý rằng hồi năm 2015, Ai Cập từng đổ nước ngập 37 đường hầm xuyên biên giới ở Gaza.
Theo Goodson nhận xét rằng việc gây ngập lụt có thể là giải pháp lâu dài hoặc gần như lâu dài cho vấn để đường hầm Gaza mà Israel đang phải đối mặt, vì khi ấy việc bom nước ra ngoài là việc rất khó khăn và tốn kém đối với Hamas.
Goodson viết rằng Israel có thể bơm nước biển từ Địa Trung Hải trực tiếp vào các miệng đường hầm thông qua các đường ống.
Theo Goodson, việc gây ngập đường hầm Gaza có khả năng giảm thương vong dân thường và đóng vai trò chiến lược chống tiếp cận dài hạn dành cho Israel đối phó Hamas.
Trong khi đó, trong bài viết cho viện chiến tranh hiện đại, tác giả John Spencer nhận định rằng Hamas có khả năng sẽ sử dụng cơ sở hạ tầng đường hầm của mình để thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ, bao gồm việc xâm nhập vào sau lưng quân đội Israel để đột kích vào các lực lượng không được chuẩn bị kỹ càng hoặc đầy đủ cho cuộc giao chiến.
Ngoài ra, theo Spencer, Hamas sẽ sử dụng các địa đạo của mình để lẩn tránh sự theo dõi và tấn công của Israel, cho phép các chiến binh di chuyển giữa các vị trí chiến đấu một cách an toàn bên dưới các tòa nhà lớn. Ông nói, việc chui vào các đường hầm này tạo ra các thách thức chiến thuật đặc thù cho binh sĩ Israel, đặc biệt là tầm nhìn kém, oxy thiếu và nhu cầu mang theo và sử dụng các thiết bị chuyên dụng.
Theo Spencer, một chiến binh Hamas có thể giữ vũng một đường hầm hẹp trước một lực lượng Israel vượt trội.
Spencer viết rằng mặc dù Israel đã phát triển các chiến thuật và thiết bị riêng cho tác chiến đường hầm Gaza, độ sâu và quy mô cơ sở hạ tầng ngầm dưới lòng đất của Hamas có thể vượt qua năng lực chuyên môn của Israel. Khi đó, ông viết, thành công trong trận chiến dưới lòng đất sẽ phụ thuộc vào khả năng của bộ binh và công binh Israel trong xử lý các vấn đề phát sinh.