Tin liên quan
Với sự hỗ trợ quân sự liên tục từ phương Tây, Ukraine đang tiến hành một cuộc phản công giành lại lãnh thổ từ tay Nga và thỉnh thoảng sử dụng máy bay không người lái và thuyền không người lái để tấn công các mục tiêu của Nga.
Hãng tin Mỹ CNN dẫn lời Bộ Quốc phòng Anh ngày 16/9 đã đưa ra cảnh báo hết sức bất lợi cho Ukraine đó là, Quân đội Nga có thể đang dự trữ một số lượng lớn tên lửa hành trình và có thể tập trung tấn công các mục tiêu hạ tầng ở Ukraine vào mùa đông.
Bộ Quốc phòng Anh trong một tuyên bố trên nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) cho biết: “Các thông tin tình báo mở cho thấy, tỷ lệ sử dụng tên lửa hành trình của Nga đã giảm kể từ tháng 4/2023; trong khi các nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh nỗ lực tăng cường sản xuất tên lửa hành trình”.
Thông báo của Bộ Quốc phòng Anh kết luận: "Vì vậy, Nga có khả năng đang tích lũy một lượng lớn tên lửa hành trình. Nga có thể sẽ tập trung lại những vũ khí này vào mùa đông, để tấn công các mục tiêu cơ sở hạ tầng ở Ukraine".
Theo thống kê, mùa đông năm ngoái thật đen tối và lạnh lẽo đối với nhiều người Ukraine, khi Nga phóng hàng trăm tên lửa và UAV tּự sáּt nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Vào tháng 10 năm ngoái, khoảng 40% nguồn điện của Ukraine bị gián đoạn.
Trong khi đó, hệ thống thông tin của Quân đội Mỹ tại châu Âu đang gặp trục trặc, khi gần đây Nga đã triển khai hệ thống tác chiến điện tử có tính chất chiến lược mang tên "Murmansk-BN", ở khu vực biên giới Nga-Ukraine.
Đây là loại vũ khí điện từ, có khả năng triệt tiêu điện từ mạnh chống lại các mục tiêu ở 20 dải tần trong phạm vi 5.000 km. Hệ thống Murmansk-BN được Nga phát triển để ngăn chặn sự hỗ trợ tình báo và chiến tranh điện tử của Mỹ trong cuộc xung đột ở Ukraine. Murmansk-BN có thể làm gián đoạn liên lạc điện tử trong NATO và Ukraine bất cứ lúc nào, ở mọi dải tần và với cường độ cao.
Hệ thống Murmansk-BN được coi là một trong những lợi thế chính của quân đội Nga trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Nó có thể thay đổi lợi thế về thông tin trên chiến trường xung đột Nga-Ukraine và gây khó khăn trong việc thông tin liên lạc cho quân đội Mỹ.
Hệ thống tác chiến điện tử tích hợp Murmansk-BN là một mạng lưới ăng-ten khổng lồ, bao gồm 4 ăng-ten tần số cao được bố trí trên 4 phương tiện vận tải 4 trục hạng nặng. Những ăng-ten này có thể phát ra sóng điện từ mạnh, gây nhiễu và làm hỏng hệ thống liên lạc vô tuyến, radar, dẫn đường và các thiết bị điện tử khác của đối phương.
Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống này là khả năng chế áp mạnh mẽ các hệ thống thông tin liên lạc tần số cao (sóng ngắn). Nó có thể tự động phát hiện và can thiệp vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát toàn cầu của quân đội Mỹ, khiến nó mất liên lạc với các lực lượng ở xa.
Hiện nay hệ thống liên lạc tần số cao là phương tiện chính để quân đội Mỹ tiến hành các hoạt động tầm xa và phối hợp hoạt động trên toàn thế giới. Một khi bị cắt đứt, nó sẽ làm suy yếu nghiêm trọng khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ.
Ngoài hệ thống tác chiến điện tử tích hợp Murmansk-BN, quân đội Nga còn triển khai các loại thiết bị tác chiến điện tử khác để hình thành hệ thống tác chiến điện tử đa tầng, đa chiều, đa phương thức.
Ví dụ: hệ thống gây nhiễu liên kết dữ liệu UAV "Kurag" có thể tấn công các UAV ở Ukraine, khiến chúng mất kiểm soát hoặc buộc phải hạ cánh; hệ thống gây nhiễu liên lạc chiến thuật "Avganit" có thể nhắm mục tiêu vào lực lượng mặt đất của đối phương và can thiệp vào liên lạc giữa các đơn vị hỗ trợ trên không, gây nhầm lẫn chỉ huy;
Trong khi đó, hệ thống tác chiến điện tử tích hợp "Kulab" có thể can thiệp và đánh lừa radar, dẫn đường và các thiết bị điện tử khác của đối phương, làm giảm độ chính xác và hiệu quả của vũ khí đối phương.
Việc Nga đầu tư và phát triển trong lĩnh vực tác chiến điện tử cho thấy nước này chú trọng vào chiến tranh thông tin và khả năng ứng phó. Nga cho rằng, trong các cuộc xung đột quân sự quy mô lớn có thể xảy ra trong tương lai, ưu thế về thông tin sẽ là một trong những yếu tố then chốt quyết định thắng bại.
Do đó, Nga không chỉ phải cải thiện khả năng thu thập, xử lý và truyền tải thông tin, mà còn phải làm suy yếu khả năng thông tin của đối phương và sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử để tấn công các liên kết quan trọng như chỉ huy và kiểm soát của đối phương, trinh sát tình báo và dẫn đường vũ khí để tê liệt đối phương trên chiến trường.
Các hệ thống tác chiến điện tử của Nga không chỉ nhằm vào Ukraine mà còn cả Mỹ và NATO. Họ là những đối thủ và mối đe dọa tiềm tàng đối với Nga ở châu Âu. Năng lực tác chiến điện tử của Nga đã mang đến những thách thức và áp lực rất lớn cho quân đội Mỹ. Quân đội Mỹ phải tăng cường khả năng bảo vệ và đối phó tác chiến điện tử để tránh gặp bất lợi trong chiến tranh thông tin.