Sáng 19/12: Các biến thể mới của COVID-19 vẫn có thể xuất hiện, làm dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Số ca mắc COVID-19 và bệnh nhân nặng đang điều trị giảm; WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng chống dịch.
Sáng 19/12: Các biến thể mới của COVID-19 vẫn có thể xuất hiện, làm dịch trở nên phức tạp và gia tăng trở lại
Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19 (Ảnh: Trần Minh)

Các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại

Bộ Y tế cho biết, ngày 18/12 có 177 ca mắc COVID-19 mới, giảm gần một nửa so với ngày trước đó và cũng là ngày có số ca mắc thấp nhất trong gần 60 ngày qua. Ngày 18/12 cũng là ngày thứ 5 liên tiếp không ghi nhận bệnh nhân COVID-19 t‌ử von‌g.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.522.927 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.448 ca nhiễm).

Đến nay tổng số người mắc COVID-19 đã khỏi ở nước ta là: 10.610.266 ca, trong số hơn 850 nghìn trường hợp đang theo dõi, giám sát số bệnh nhân đang thở oxy là 42 ca, trong đó: thở oy qua mặt nạ: 37 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy xâ‌m lấ‌n: 2 ca.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Ngày 02/12/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch.

WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.

Chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết 2023

Bộ Y tế yêu cầu cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình dịch, nhất là sự xuất hiện của các biến thể mới của COVID-19, thường xuyên đánh giá, phân tích tình hình và các yếu tố nguy cơ; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó và triển khai đáp ứng với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch; kịp thời cập nhật, bổ sung các hướng dẫn chuyên môn và hỗ trợ địa phương trong phòng chống dịch COVID-19.

Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả. Tiếp tục theo dõi, cập nhật khuyến cáo của các tổ chức quốc tế về tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 để mở rộng đối tượng tiêm cho trẻ dưới 5 tuổi.

Các cơ sở y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác trong dịp Tết 2023; chuẩn bị sẵn sàng và tổ chức tốt công tác thu dung, điều trị; bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Đồng thời tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch, đặc biệt tiếp tục đẩy mạnh thông tin về tác dụng, hiệu quả của vaccine trong ngăn ngừa bệnh nặng, t‌ử von‌g, khuyến khích, vận động người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; tổ chức triển khai hiệu quả chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới "Vì một Việt Nam vững vàng, khỏe mạnh" với thông điệp "Thực hiện – 2K (khẩu trang, khử khuẩn) + vaccine + thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân và các biện pháp khác".

Hà Nội: Thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới đối với phụ nữ và trẻ em

UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 257/KH-UBND về triển khai Dự án 8 (Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn TP Hà Nội, giai đoạn I (cuối năm 2022-2025).

Theo kế hoạch, đối tượng thụ hưởng dự án trên gồm: Phụ nữ và trẻ em gái tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội; ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người dân tộc thiểu số trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị B.L gia đình, bị xâ‌ּm hạ‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc, di cư lao động không an toàn/lấy chồng nước ngoài trở về, người khuyết tật;

Hà Nội thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Căn cứ vào các nội dung của dự án, thành phố phấn đấu đến năm 2025: 14 tổ truyền thông cộng đồng được thành lập mới; duy trì hoạt động 33 tổ truyền thông cộng đồng đang hoạt động hiệu quả tại cơ sở. 170 tổ tiết kiệm vay vốn tự quản được củng cố, nâng cao chất lượng hoặc thành lập mới và duy trì; trên cơ sở đó, thí điểm hỗ trợ giới thiệu 15% thành viên của tổ tiết kiệm vay vốn tự quản hiện có tiếp cận với các định chế tài chính chính thức; hỗ trợ 15% thành viên của tổ tiết kiệm vay vốn tự quản hiện có phát triển sinh kế; 14 tổ tiết kiệm vay vốn tự quản áp dụng phương pháp học tập và hành động giới.

Bên cạnh đó, 14 tổ nhóm sinh kế do phụ nữ làm chủ hoặc đồng làm chủ (tổ nhóm sinh kế, tổ hợp tác, hợp tác xã) ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất và kết nối thị trường; 62 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng được củng cố, nâng cao chất lượng trên cơ sở mô hình hiện có hoặc thành lập mới…

Ngoài ra, 14 cuộc đối thoại chính sách cấp xã và thôn bản liên quan đến phụ nữ, trẻ em, bình đẳng giới cũng sẽ được tổ chức tại các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 100% cán bộ nữ dân tộc thiểu số cấp huyện, cấp xã gồm cán bộ nữ trong quy hoạch vào các vị trí lãnh đạo, cán bộ nữ mới bổ nhiệm, cán bộ nữ mới trúng cử lần đầu được tham gia các khóa tập huấn nâng cao năng lực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật