Sốt xuất huyết: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sốt xuất huyết nếu không phát hiện và điều trị đúng, kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng… Bởi vậy, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, cùng với ngành Y tế, chính người dân cũng cần trang bị kiến thức nhằm phòng, chống bệnh sốt xuất huyết hiệu quả.
Sốt xuất huyết: Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Ảnh minh họa

Tránh nhầm lẫn giữa triệu chứng Covid-19 và sốt xuất huyết

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm 2022, cả nước có 25.861 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 13 trường hợp t‌ử von‌g. Riêng tại Hà Nội, theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 21 đến 27/5, Thành phố ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết tại 6 quận, huyện: Đông Anh, Nam Từ Liêm, Chương Mỹ, Đống Đa, Hoài Đức và Thanh Trì (giảm 7 ca so với tuần trước đó).

Trung tâm Y tế quận Hai Bà Trưng tổ chức hội nghị triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Như vậy, trong 5 tháng đầu năm 2022, Hà Nội có 55 ca mắc sốt xuất huyết (giảm hơn 42% so với cùng kỳ năm 2021). Mặc dù số ca bệnh có giảm so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên theo các chuyên gia y tế người dân không nên chủ quan.

Thông thường theo khuyến cáo, cứ 5 năm, sốt xuất huyết lại bùng lên thành dịch một lần. dịch sốt xuất huyết lớn nhất gần đây là vào năm 2017. Theo chu kỳ thì năm 2022, sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Trưởng Khoa bệnh nghề nghiệp (bệnh viện Thanh Nhàn), tại miền Bắc, thời tiết năm nay thay đổi thất thường. Nếu như mọi năm, thời điểm tháng 5 thường nắng, nóng thì năm nay vẫn có ít ngày lạnh, vì vậy, có thể dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội sẽ bùng muộn hơn, vào khoảng tháng 7, tháng 8. Do đó, người dân tuyệt đối không được chủ quan.

Tại bệnh viện Thanh Nhàn, hiện đã bắt đầu tiếp nhận một số ca mắc sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại, nhiều người dân hiện vẫn bị nhầm lẫn giữa triệu chứng bệnh sốt xuất huyết và Covid-19, dẫn đến việc xử trí cũng như đến viện điều trị muộn.

Theo Trưởng Khoa bệnh nghề nghiệp, bệnh viện Thanh Nhàn: Hiện nay, số bệnh nhân mắc sốt huyết tuy chưa nhiều, nhưng lại có một số vấn đề đáng cảnh báo để tránh trường hợp đến viện trong tình trạng nặng. Cụ thể như nam bệnh nhân đang điều trị tại viện, nhập viện khi sốt 3 ngày vì chủ quan mình mắc Covid-19. Khi nhập viện, bệnh nhân rất mệt mỏi, tiểu cầu giảm nhưng may mắn chưa xuất hiện tình trạng xuất huyết nộ‌i tạn‌g, dưới da...

Không may mắn như trường hợp này, trước đó một nam thanh niên 26 tuổi, mắc sốt xuất huyết đúng lúc dịch Covid-19 cao điểm (năm 2021) nên ngại đến viện thăm khám. Khi xuất hiện tình trạng nặng, được đưa vào viện thì tiểu cầu của bệnh nhân đã giảm gần như bằng không, bị biến chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim, xuất huyết nhiều nơi. Trường hợp ca bệnh này sau đó được cứu sống nhưng khó tránh khỏi di chứng lâu dài.

Nhân viên y tế phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết.

Theo các bác sĩ khi bị sốt xuất huyết, việc nhập viện muộn khiến tình trạng bệnh càng thêm nguy kịch, việc điều trị khó khăn và tốn kém hơn. "Biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất huyết là giảm tiểu cầu, từ đó dẫn tới tình trạng xuất huyết não, xuất huyết dưới da, xuất huyết nộ‌i tạn‌g… Trong đó xuất huyết nộ‌i tạn‌g rất nguy hiểm, nguy cơ t‌ử von‌g cao. Chính vì vậy mọi người khi có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định xem có cần nhập viện hay không", bác sĩ Hường cho biết.

Hà nội yêu cầu cơ sở y tế tăng cường điều trị sốt xuất huyết

Bác sĩ Hường cho rằng, nhiều trường hợp nhập viện gần đây thường nhầm lẫn sốt xuất huyết với Covid-19. Có người nghĩ mình bị Covid-19, cho rằng đã tiêm vắc xin rồi chỉ 1-2 ngày sẽ đỡ. Thậm chí có trường hợp test âm tính thì lại càng yên tâm hơn. "Đây thực sự là vấn đề rất đáng cảnh báo, vì mắc sốt xuất huyết tiểu cầu giảm nhanh, nếu không được can thiệp thì sẽ rất nguy hiểm" - bác sĩ Hường nói.

Liên quan đến vấn đề này, vừa qua Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 2374/SYT-NVY gửi các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc tăng cường triển khai thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Theo đó, Sở Y tế Hà nội yêu cầu các đơn vị trong ngành y tế thực hiện tốt công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho người bệnh nhận biết về bệnh sốt xuất huyết. Các dấu hiệu cảnh báo nặng cần tái khám ngay và thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, phun, diệt muỗi, phòng muỗi đốt.

Tuân thủ việc thu dung, điều trị người bệnh theo phân độ tại hướng dẫn chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế; nghiêm túc báo cáo dịch theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Diệt loăng quăng, bọ gậy nhằm phòng chống dịch sốt xuất huyết hiệu quả.

Đặc biệt, trong hoạt động điều trị sốt xuất huyết tại cơ sở y tế: Sử dụng dung dịch cao phân tử, Albumin, dịch truyền và các loại thuốc khác đối với người bệnh sốt xuất huyết theo hướng dẫn tại Công văn số 613/KCB-NV ngày 24/5/2022 của Bộ Y tế. Tuân thủ nghiêm túc chế độ thường trực, thường trú theo đúng quy chế để phát hiện, điều trị kịp thời, chuyển tuyến các ca bệnh sốt xuất huyết có diễn biến nặng.

Đồng thời, củng cố duy trì hoạt động của “Nhóm điều trị sốt xuất huyết” và “Đường dây điện thoại nóng phòng, chống dịch sốt xuất huyết” tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thường xuyên tư vấn, trao đổi thông tin về chuyên môn, yêu cầu hỗ trợ khi cần thiết.

Sở Y tế yêu cầu trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội về việc tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống và chẩn đoán, điều trị sốt xuất huyết Dengue tại Công văn số 1869/SYT-NVY ngày 27/4/2022.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật