Chồng là lửa, vợ phải là mưa

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chứng kiển cảnh chồng ‘tét đít’ con trai đang ăn vạ, Thuận ‘vặc’ lại. Điên tiết, chồng Thuận đá văng đôi dép đi trong nhà, vô tình trúng mặt con.
Chồng là lửa, vợ phải là mưa
Ảnh minh họa

Cu cậu khóc ré, Thuận tức tối chửi rủa chồng. Hậu quả, cô bị chồng xô ngã dúi dụi vào góc bàn.

Biết chồng có tiếng “nóng như lửa” nhưng Thuận lại là người hiếu thắng. Cô hầu như chẳng bao giờ chịu nhịn lúc chồng “lên cơn”. Thấy chồng nói điều gì vô lý hoặc quát nạt con trai, Thuận “bật” lại liền. Lời qua tiếng lại một lúc là cô văng tục, còn chồng cô cay cú quăng đũa, đập bát ầm ầm khiến hàng xóm cũng phải xót xa. Không ít lần trong cơn “hỗ‌n chi‌ến”, Thuận bị chồng xô ngã. Dù chưa có thương tích nào trầm trọng nhưng nếu những cảnh B.L thế này còn tiếp diễn, tổ ấm của cô cũng khó vững bền.

Cũng có chồng to béo và nóng tính như Trương Phi là Hiếu (Hà Đông, Hà Nội). Hiếu hay nói nhiều, việc gì không vừa ý là bao nhiêu câu chữ trong đầu phải tuôn ra luôn, không thể phanh lại được. Một lần cãi cọ, thấy chồng gằn giọng rít: “Câm đi”, Hiếu “trả treo”: “Câm cái… đít” rồi vùng vằng nói bậy. Tức thì chồng Hiếu mặt đỏ phừng phực, mắt long sòng sọc định dùng tay chân với vợ. May mà có mẹ chồng can thiệp kịp thời.

Hiếu kể, nhờ có mẹ chồng, gia đình cô mới chưa có B.L. Những lúc thấy con trai “sôi ngùn ngụt”, còn con dâu “bật tanh tách”, mẹ chồng cô nhanh trí, tách mỗi đứa ra một nơi rồi giảng giải nhẹ nhàng. Nóng nhanh rồi hạ cũng nhanh nên ngay sau đó, vợ chồng Hiếu vẫn sinh hoạt bình thường như chưa có gì xảy ra. Dần dần, Hiếu tự thấy mình mát tính đi rất nhiều. Còn chồng cô dù bực tức cũng hiếm khi sử dụng B.L với vợ.

Chồng "sôi cơm", vợ đừng "thổi lửa"
Sống chung với một anh chồng nóng nảy chẳng khác gì ở cạnh một đống lửa: có thể bị bỏng bất kỳ lúc nào. Dù vậy, một cơn mưa có thể làm tắt lửa hoặc chí ít, cũng làm lửa bớt dữ dội.

Nhiều người vợ biết được điều đó, song để thực hiện tốt thì khó khăn vô cùng. Bởi lẽ, khi đang nóng giận, người trong cuộc rất khó biết điểm dừng, nhất là khi đối phương làm toàn chuyện vô lý, sai trái; khi tâm trạng đang cáu kỉnh, mệt mỏi… Nhiều chị em bị kích động vì chồng nóng nảy, nói tục chửi bậy, lại động chạm đến cha mẹ đẻ của mình hoặc thô bạo với con cái… Khi đó, người vợ dù muốn giữ bình tĩnh cũng khó.

Học cách tự kiềm chế đã khó, tìm cách thay đổi chồng càng gian nan gấp bội. Kinh nghiệm của nhiều người vợ cho thấy, tốt nhất là học cách thích ứng và biến thành “mưa dầm” để giúp chồng “thấm” lâu. Tức là, phải biết bình tĩnh trước mọi tình huống, tránh để bị trôi theo cảm xúc tiêu cực của chồng, dẫn tới mất kiểm soát và có hành vi bột phát. Thông thường, “chiến tranh” chẳng nổ ra nếu kẻ “khiêu khích” không được đáp trả. Cũng hiếm có người chồng nào tiếp tục chửi bới, lao vào đánh một người vợ đã biết rút lui đúng lúc.

Song nhịn chỉ là “binh pháp” tạm thời, bởi nhịn như gỗ đá thì trở nên nhu nhược hoặc stress nặng. Khi đã bình tĩnh, cần tìm cách điều chỉnh chồng. Hoặc tốt hơn cả là phòng được những tình huống gây căng thẳng. Nóng nảy của đàn ông có thể do bản tính nhưng phần lớn là bởi hoàn cảnh tác động; chẳng hạn, bị vợ cằn nhằn, thấy con cái làm gì đó không như ý muốn, bất đồng quan điểm với vợ…

Người vợ không nên tính toán chuyện nhịn chồng bao nhiêu mà nên tạo cho mình thói quen quan sát, nếu thấy tâm trạng chồng không được tốt thì tránh “khơi mào”. Đồng thời, biết tiến, biết lùi kịp lúc. Tất nhiên, nếu chồng chỉ nóng tính, còn lại vẫn yêu thương, có trách nhiệm với vợ con thì giữ cho nhà cửa êm ấm là không quá khó. Những người chồng nóng nảy nhưng vô trách nhiệm hoặc vũ phu vô lý mới thực sự là nỗi khổ dù người vợ có gắng sức thế nào.
Theo M&B

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật