Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình ngày 16/7, trả lời các câu hỏi liên quan đến việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương-981, nêu rõ Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế và “ yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại“.
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình

Trước đó, Bộ Ngoại giao TQ hôm nay xác nhận giàn khoan 981 của TQ đã "hoàn tất các hoạt động khoan". "Các công ty liên quan sẽ xem xét những kế hoạch làm việc tiếp theo”, Reuters trích tuyên bố của bộ này.

Liên quan đến hành động này, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: Từ ngày 2/5/2014, giàn khoan Hải Dương-981 và nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí hoạt động của giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.

Các tàu của Trung Quốc đã vây ép, cố tình đâm húc, phun vòi rồng công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư đang thực thi nhiệm vụ quản lý biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam và gây tổn thất cho các lực lượng thực thi Pháp Luật trên biển của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá của Việt Nam.

Việt Nam đã đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.

Một lần nữa, Việt Nam khẳng định khu vực hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 từ đầu tháng 5 đến nay thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong hơn 2 tháng qua là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.

Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế


Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5616
  1. Trung Quốc tuyên bố chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981
  2. Trung Quốc rút giàn khoan, tuyên bố chấm dứt thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam
  3. Tàu cá Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bất ngờ rút về đảo Hải Nam tránh bão
  4. Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông
  5. Ông Tập Cận Bình: Người Trung Quốc không có gene xâm lược hoặc thống trị?
  6. Trung Quốc dùng tàu tốc độ cao bám sát các tàu của Việt Nam để cản phá
  7. Trung Quốc đơn phương đăng ký “di sản cổ vật" ở Hoàng Sa
  8. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ là ‘hư cấu’
  9. Tàu chiến Trung Quốc liên tục áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam
  10. Trung Quốc đưa thêm một giàn khoan hoạt động trong vịnh Bắc bộ
  11. Vẫn còn nhiều tàu quân sự Trung Quốc ở Hoàng Sa
  12. Trung Quốc liên tục dùng tàu chiến áp sát, đe dọa tàu kiểm ngư Việt Nam
  13. Lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
  14. Ngày 4/7: Trung Quốc dùng nhiều tàu tốc độ cao truy cản tàu kiểm ngư Việt Nam
  15. Trung Quốc liên tục tạo ra các hành động ngang ngược tại Hoàng Sa
  16. Tàu Trung Quốc dàn đội hình vòng cung bảo vệ khu vực giàn khoan 981
  17. Bản đồ dọc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam
  18. Quốc hội sẽ khẳng định rõ lập trường về Biển Đông
  19. Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở “mặt trận” mới
  20. Việt Nam theo dõi sát giàn khoan thứ hai của Trung Quốc
  21. Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông
Video và Bài nổi bật