Ông Tập Cận Bình: Người Trung Quốc không có gene xâ‌m lượ‌c hoặc thống trị?

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 15/7 phát biểu trước thềm hội nghị thượng đỉnh của BRICS ở Brazil, cho biết, Trung Quốc đã và đang hoàn thiện mình để đóng vai trò tích cực hơn trong các vấn đề quốc tế. Trung Quốc sẽ cố gắng đóng vai trò lớn hơn, có trách nhiệm hơn để thúc đẩy quyền của các quốc gia đang phát triển.
Ông Tập Cận Bình: Người Trung Quốc không có gene xâ‌m lượ‌c hoặc thống trị?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Reuters)

Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện điều này bằng cách thúc đẩy thỏa thuận thành lập một ngân hàng phát triển nhóm dự kiến có trụ sở tại Thượng Hải. Việc thành lập ngân hàng này vốn được thảo luận từ rất lâu với mục tiêu đưa ngân hàng này trở thành "đối thủ" hay "đối trọng" với các định chế tài chính của phương Tây như Ngân hàng Thế giới.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang có kế hoạch để cho ra mắt một Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn giới truyền thông Nam Mỹ, ông Tập cho biết, Trung Quốc sẽ cố gắng đóng vai trò lớn hơn, có trách nhiệm hơn để thúc đẩy các quyền của những quốc gia đang phát triển.

Ông Tập nói: “Chúng tôi sẽ gắng hết sức để hoàn thiện hệ thống quản trị quốc tế, chủ động thúc đẩy, mở rộng các cơ chế đại diện cho quyền lợi của các nước đang phát triển trong các vấn đề quốc tế. Chúng tôi cũng sẽ đưa ra nhiều đề xuất mới và đóng góp trí tuệ của Trung Quốc vào quá trình này”.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan đến những căng thẳng hiện nay ở châu Á – Thái Bình Dương mà Trung Quốc được cho là “thủ phạm”, ông Tập cho hay, sức mạnh gia tăng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ tìm kiếm vai trò thống trị.

Ông Tập nói: “Nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình. Người dân Trung Quốc không có gene xâ‌m lượ‌c hoặc thống trị thế giới. Trung Quốc không thừa nhận logic xưa cũ là khi một quốc gia mạnh thì quốc gia ấy phải thống trị”.

Ông Tập nói thêm: “Trung Quốc sẽ kiên trì theo đuổi con đường phát triển hòa bình, chủ động tìm kiếm một môi trường quốc tế ổn định để thực hiện mục tiêu phát triển, và qua đó thúc đẩy hòa bình của thế giới”.

Trong khi đó, Tân Hoa xã đưa tin, trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ở Brazil tới đây, ông Tập sẽ đưa ra lời mời Ấn Độ trở thành thành viên sáng lập Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.

Tân Hoa xã dẫn lời ông Tập: “Hai nước cần chung tay trong việc thiết lập các quy tắc toàn cầu để nâng cao tiếng nói của các nước đang phát triển”.

Nhân chuyến đi tới Brazil để tham dự hội nghị thượng đỉnh của BRICS, ông Tập cũng sẽ có chuyến thăm đến một số quốc gia Nam Mỹ khác như Argentina, Venezuela và Cuba – nơi ông dự kiến sẽ ký một loạt các thỏa thuận thương mại với những nước này



Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5616
  1. Trung Quốc tuyên bố chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981
  2. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại
  3. Trung Quốc rút giàn khoan, tuyên bố chấm dứt thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam
  4. Tàu cá Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bất ngờ rút về đảo Hải Nam tránh bão
  5. Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông
  6. Trung Quốc dùng tàu tốc độ cao bám sát các tàu của Việt Nam để cản phá
  7. Trung Quốc đơn phương đăng ký “di sản cổ vật" ở Hoàng Sa
  8. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ là ‘hư cấu’
  9. Tàu chiến Trung Quốc liên tục áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam
  10. Trung Quốc đưa thêm một giàn khoan hoạt động trong vịnh Bắc bộ
  11. Vẫn còn nhiều tàu quân sự Trung Quốc ở Hoàng Sa
  12. Trung Quốc liên tục dùng tàu chiến áp sát, đe dọa tàu kiểm ngư Việt Nam
  13. Lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
  14. Ngày 4/7: Trung Quốc dùng nhiều tàu tốc độ cao truy cản tàu kiểm ngư Việt Nam
  15. Trung Quốc liên tục tạo ra các hành động ngang ngược tại Hoàng Sa
  16. Tàu Trung Quốc dàn đội hình vòng cung bảo vệ khu vực giàn khoan 981
  17. Bản đồ dọc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam
  18. Quốc hội sẽ khẳng định rõ lập trường về Biển Đông
  19. Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở “mặt trận” mới
  20. Việt Nam theo dõi sát giàn khoan thứ hai của Trung Quốc
  21. Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông
Video và Bài nổi bật