Bản đồ dọc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
China Times ngày 22/6 đưa tin, một nhà xuất bản ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc đã xuất bản 1 bản đồ dọc về địa hình Trung Quốc, khác với thông lệ xưa nay bản đồ TQ thường có hình ngang.
Bản đồ dọc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam
Bản đồ “Địa hình Trung Quốc” xuất bản khổ dọc

Bản đồ “Địa hình Trung Quốc” xuất bản khổ dọc, thể hiện rõ quan điểm bành trướng lãnh thổ, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và bãi cạn Scarborough (mà Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát của Philippines năm 2012) vào bản đồ này sắp được đưa vào cấp tiểu học để giảng dạy.

Nếu chiểu theo bản đồ này thì chiều rộng của TQ là 5.200 km, còn chiều dài lên tới 5.500 km vì được cộng thêm phần nằm trong đường lưỡi bò, một điều hết sức vô lý và ngang ngược.


Tấm bản đồ dọc phi pháp của Trung Quốc - Ảnh: Hoàn Cầu thời báo

Bản đồ này được phát hành (bất hợp pháp) vào tháng 3 năm ngoái, trong đó thể hiện các đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa với tỉ lệ tương đương với tỉ lệ thể hiện khu vực đại lục thay vì thể hiện thành 1 ô vuông góc phía dưới bên phải bản đồ ngang.

Những thay đổi (bất hợp pháp) trong bản đồ địa hình Trung Quốc đã thể hiện rõ những thay đổi về quan điểm của Trung Quốc từ quốc gia lục địa thành quốc gia đại dương, nhà xuất bản bản đồ (trái phép) này cho biết.

Nguy hiểm hơn là theo truyền thông TQ, bản đồ này sẽ được phân phối cho các trường tiểu học và trung học nước này. Điều này cho thấy Bắc Kinh tiếp tục tăng cường việc tuyên truyền, giáo dục thông tin sai lệch cho người dân và thế hệ trẻ, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường. Nhận định với PV Thanh Niên, tiến sĩ Christopher Roberts (ĐH New South Wales, Úc) nói: “Vài thập niên gần đây, hệ thống giáo dục TQ đã cấy vào đầu người dân niềm tin là biển Đông thuộc “chủ quyền không thể tranh cãi” của nước này” còn chuyên gia Richard Bitzinger thuộc ĐH Nanyang (Singapore) lo ngại: “Một bộ phận không nhỏ người dân TQ tin rằng họ đang bị chèn ép trong tranh chấp tại biển Đông và hệ lụy nguy hiểm là Bắc Kinh sẽ tiếp tục không chịu thỏa hiệp”.

Trong diễn biến khác, hôm qua Bộ Ngoại giao Lào gửi công hàm trả lời công hàm của Đại sứ quán VN tại Lào về tình hình biển Đông kể từ khi TQ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng biển VN. Trong công hàm, Lào khẳng định biển Đông là khu vực quan trọng và nhạ‌y cả‌m nên đang theo dõi chặt chẽ và tỏ ra lo ngại về diễn biến tình hình ở biển Đông. Nước này đề nghị các bên liên quan kiềm chế, tránh các hành động có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng ở khu vực, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, không được đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về luật Biển năm 1982. Lào cũng cho rằng cần được duy trì và tăng cường hơn nữa các cuộc tham vấn chính thức về Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC).

Trước đó, theo tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 20.6, tại trụ sở Quốc hội (QH) Na Uy, Đại sứ VN tại Na Uy Lê Thị Tuyết Mai đã làm việc với bà Anniken Huitfeldt, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng của QH Na Uy, thông báo về việc TQ hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng VN; đồng thời trao thư của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại QH VN Trần Văn Hằng gửi bà Anniken Huitfeldt, đề nghị bà chuyển tới các nghị sĩ QH Na Uy thông cáo của QH VN về việc làm sai trái nêu trên của phía TQ; đề nghị QH Na Uy cùng QH các nước trên thế giới, với tinh thần công tâm, khách quan, đồng hành cùng QH và nhân dân VN lên tiếng bảo vệ chính nghĩa và lẽ phải của VN, tôn trọng và bảo vệ giá trị của luật pháp quốc tế, yêu cầu TQ đình chỉ những việc làm sai phạm, rút ngay giàn khoan và lực lượng hộ tống ra khỏi vùng biển VN.

Bà Anniken Huitfeldt bày tỏ quan tâm về tình hình vụ việc nêu trên và khẳng định luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay. Bà Huitfeldt hứa sẽ chuyển đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng tới các nghị sĩ QH Na Uy.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5616
  1. Trung Quốc tuyên bố chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981
  2. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại
  3. Trung Quốc rút giàn khoan, tuyên bố chấm dứt thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam
  4. Tàu cá Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bất ngờ rút về đảo Hải Nam tránh bão
  5. Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông
  6. Ông Tập Cận Bình: Người Trung Quốc không có gene xâm lược hoặc thống trị?
  7. Trung Quốc dùng tàu tốc độ cao bám sát các tàu của Việt Nam để cản phá
  8. Trung Quốc đơn phương đăng ký “di sản cổ vật" ở Hoàng Sa
  9. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ là ‘hư cấu’
  10. Tàu chiến Trung Quốc liên tục áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam
  11. Trung Quốc đưa thêm một giàn khoan hoạt động trong vịnh Bắc bộ
  12. Vẫn còn nhiều tàu quân sự Trung Quốc ở Hoàng Sa
  13. Trung Quốc liên tục dùng tàu chiến áp sát, đe dọa tàu kiểm ngư Việt Nam
  14. Lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
  15. Ngày 4/7: Trung Quốc dùng nhiều tàu tốc độ cao truy cản tàu kiểm ngư Việt Nam
  16. Trung Quốc liên tục tạo ra các hành động ngang ngược tại Hoàng Sa
  17. Tàu Trung Quốc dàn đội hình vòng cung bảo vệ khu vực giàn khoan 981
  18. Quốc hội sẽ khẳng định rõ lập trường về Biển Đông
  19. Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở “mặt trận” mới
  20. Việt Nam theo dõi sát giàn khoan thứ hai của Trung Quốc
  21. Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông
Video và Bài nổi bật