Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết không có vấn đề gì đặc biệt xung quanh sự di chuyển của 4 giàn khoan tại Biển Đông vì đó là những “hoạt động bình thường“.
Trung Quốc lên tiếng về 4 giàn khoan ở Biển Đông
Tàu tuần duyên Trung Quốc di chuyển gần giàn khoan Hải Dương 981 hôm 13/6. Ảnh: Reuters

"Những hoạt động (đó là) bình thường", Xinhua dẫn lời bà Hoa Xuân Doanh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua nói trong cuộc họp báo.

Khi được hỏi liệu các giàn khoan sẽ được hạ đặt tại những vùng biển mà sẽ gây tranh chấp hay không, người phát ngôn tuyên bố 4 giàn khoan vừa được triển khai ở Biển Đông nằm ngoài khơi tỉnh Quảng Đông và Hải Nam. Tọa độ của các giàn khoan có thể được tìm thấy trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc, bà Hoa nói.

Cục Hải sự Trung Quốc tuần này phát thông báo về hoạt động của các giàn khoan Nam Hải 2, 4, 5 và 9 ở Biển Đông và không cho biết chúng thuộc sở hữu của ai. Tổng Công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) trước đó công bố có 4 dự án mới dự kiến triển khai tại vùng biển phía tây và phía đông Biển Đông trong nửa cuối năm nay, nhưng hiện vẫn chưa rõ các giàn khoan có nằm trong những dự án này hay không.

Giàn khoan dầu Nam Hải 2 đang được điều động trên Biển Đông. Ảnh: Huanqiu

CNOOC hồi đầu tháng 5 đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào hạ đặt gần quần đảo Hoàng Sa, sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên thực hiện hoạt động thăm dò.

Trung Quốc còn duy trì hàng trăm tàu, máy bay, trong đó có cả tàu và máy bay quân sự, tàu cá vỏ sắt hộ tống giàn khoan, cản trở lực lượng thực thi Pháp Luật của Việt Nam làm nhiệm vụ. Việt Nam cực lực phản đối hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán, yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan cùng tàu hộ tống, bồi thường cho những thiệt hại nước này gây ra cũng như không tái diễn hành động tương tự.

Trung Quốc đơn phương đưa ra yêu sách đường 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền với 90% diện tích Biển Đông, chồng lấn với 4 nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei. Căng thẳng trên Biển Đông lên cao trong thời gian gần đây khi Bắc Kinh có những động thái ngày càng mạnh nhằm khẳng định chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích vùng biển này.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5616
  1. Trung Quốc tuyên bố chỉ dời chứ không rút giàn khoan Hải Dương-981
  2. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương-981 quay trở lại
  3. Trung Quốc rút giàn khoan, tuyên bố chấm dứt thăm dò dầu khí tại vùng biển Việt Nam
  4. Tàu cá Trung Quốc bảo vệ giàn khoan bất ngờ rút về đảo Hải Nam tránh bão
  5. Trung Quốc lớn tiếng bác bỏ đề xuất của quan chức Mỹ về Biển Đông
  6. Ông Tập Cận Bình: Người Trung Quốc không có gene xâm lược hoặc thống trị?
  7. Trung Quốc dùng tàu tốc độ cao bám sát các tàu của Việt Nam để cản phá
  8. Trung Quốc đơn phương đăng ký “di sản cổ vật" ở Hoàng Sa
  9. Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông chỉ là ‘hư cấu’
  10. Tàu chiến Trung Quốc liên tục áp sát tàu thực thi pháp luật của Việt Nam
  11. Trung Quốc đưa thêm một giàn khoan hoạt động trong vịnh Bắc bộ
  12. Vẫn còn nhiều tàu quân sự Trung Quốc ở Hoàng Sa
  13. Trung Quốc liên tục dùng tàu chiến áp sát, đe dọa tàu kiểm ngư Việt Nam
  14. Lập trường của Việt Nam đối với việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan
  15. Ngày 4/7: Trung Quốc dùng nhiều tàu tốc độ cao truy cản tàu kiểm ngư Việt Nam
  16. Trung Quốc liên tục tạo ra các hành động ngang ngược tại Hoàng Sa
  17. Tàu Trung Quốc dàn đội hình vòng cung bảo vệ khu vực giàn khoan 981
  18. Bản đồ dọc Trung Quốc xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam
  19. Quốc hội sẽ khẳng định rõ lập trường về Biển Đông
  20. Giáo sư Carl Thayer: Đưa thêm giàn khoan, Trung Quốc mở “mặt trận” mới
  21. Việt Nam theo dõi sát giàn khoan thứ hai của Trung Quốc
Video và Bài nổi bật