Miền Trung không cô đơn giữa mênh mông nước bạc

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chưa bao giờ, người dân miền Trung phải gánh đợt mưa lũ kỷ lục và chịu đau thương mất mát như những ngày qua. Cùng với sự nỗ lực phi thường của người dân vùng rốn lũ, hàng triệu người Việt Nam ở khắp mọi miền Tổ quốc vẫn bằng cách này hay cách khác mong sưởi ấm những cảm xúc tê dại khi con mất cha, vợ mất chồng, tài sản cuốn sạch theo dòng nước lũ.
Miền Trung không cô đơn giữa mênh mông nước bạc
Ảnh minh họa

Những tấm lòng thơm thảo

Mưa lũ bủa vây, tài sản hư hỏng, người dân vùng lũ đang đối diện với nguy cơ thiếu nước sạch, lương thực, thực phẩm cùng các nhu yếu phẩm khác. Chính quyền địa phương đang nỗ lực hết sức, huy động tổng lực từ quân đội, công an, các đơn vị đoàn thể để hỗ trợ người dân.

Chung nỗi đau với khúc ruột miền Trung, theo ghi nhận của PV, trong ngày 20/10, hàng ngàn chuyến xe từ thiện từ khắp nơi đã đến Quảng Bình. Tuy nhiên, do mưa lũ phức tạp nên các hàng hóa cứu trợ vẫn đang phải tập kết ở các khu vực QL1A như Cam Liên (huyện Lệ Thủy), Dinh 10 (huyện Quảng Ninh)...

Người dân vùng lũ nhận các phần quà, thức ăn từ các tổ chức từ thiện.

Song song với công tác tiếp tế nhu yếu phẩm từ thiện, nhiều đội từ thiện đã thành lập lực lượng ca nô cứu hộ cứu nạn cho rốn lũ. Từ TP.Đà Nẵng, biệt đội ca nô 0 đồng với hàng chục thành viên đã “xung trận”.

Theo ông Trần Đăng Vinh - Đội trưởng đội ca nô 0 đồng TP.Đà Nẵng, đội ông vốn hình thành từ các anh em chơi xe bán tải. Từ dịch Covid-19, anh em lập đội 0 đồng rồi vận chuyển lương thực, thuốc men trong tâm dịch. Nay khi bà con miền Trung gặp đại hồng thủy, anh em kêu gọi ca nô chuyên chở ra Quảng Bình nhằm giải cứu người dân gặp nạn vì lũ lụt.

Gác lại ngày kỷ niệm 20/10 với hoa và nến, hơn 200 phụ nữ xã Quang Phú (TP.Đồng Hới) lấm lem tro than. Từ sáng sớm, họ đã í ới gọi nhau tập trung làm bánh chưng, nấu xôi, phân chia các phần quà cứu trợ để gửi vào cho bà con vùng lũ với phương châm một miếng khi đói hơn cả gói khi no.

Ngày 20/10 năm nay với nhiều người không phải nến và hoa nhưng việc trao đi và nhận lại những nghĩa cử cao đẹp giữa thiên tai khốn khó còn quan trọng hơn ngàn lần.

Trong diện ngập lụt nặng nề, nhưng khi hay tin nhiều bà con hàng xóm của mình đang khó khăn về thực phẩm, bà Võ Thị Đào (trú xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) sẵn sàng nhường những phần thịt, phần rau của gia đình.

Bà Võ Thị Đào cũng như 200 phụ nữ xã Quang Phú hay hàng triệu phụ nữ khác trên dải đất hẹp miền Trung chẳng đón lễ kỷ niệm 20/10 như bao năm. Cái lễ chẳng nến, chẳng hoa mà là dòng nước bạc tai ương. Nhưng có lẽ sự sẻ chia, yêu thương giữa khó khăn là đáng quý hơn cả.

Bất chấp mưa gió, cô trò trường THPT Nguyễn Cảnh Chân (huyện Thanh Chương, Nghệ An) vẫn xuyên đêm nấu bánh chưng để gửi vào cho đồng bào miền Trung đang chống chọi với thiên tai. người dân vẫn còn tập trung rất đông tại nhà anh Lưu Văn Hữu (phường Tân Đông Hiệp, TP.Dĩ An, Bình Dương) để tiếp tục công việc gói bánh, chuẩn bị quần áo, thuốc men, nhu yếu phẩm gửi về đồng bào miền Trung ruột thịt đang bị cơn lũ lịch sử hoành hành.

Phép màu không xuất hiện

Ngày 20/10, các đoàn chức năng và người dân tiếp tục đến chia buồn với gia đình Thiếu tá Phùng Thanh Tùng (Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 - Quân khu IV) gặp nạn do sạt lở đất diễn ra ở khu vực đóng quân, hy sinh vào ngày 18/10 tại xã Hướng Phùng (Hướng Hóa, Quảng Trị).

Được nhiều người động viên, nhưng chị Hoàng Thị Diệu (vợ Thiếu tá Tùng) chưa thể vơi bớt nỗi buồn, thế nhưng trước ánh mắt của 3 người con thơ, chị cắn răng nuốt nước mắt vào trong. Làm vợ của người lính, chị đã được rèn luyện tính kiên nhẫn, chịu thương chịu khó, việc gì cũng gồng mình lên tự làm, tự chống đỡ một mình. Bởi bao nhiêu năm nay, số lần anh về thăm nhà đếm được trên đầu ngón tay.

Lần cuối cùng gặp chồng là vào đúng dịp Trung thu. “Công việc của anh là như vậy. Tôi cũng quen rồi. Hai vợ chồng cũng chỉ trao đổi vài câu ngắn ngủi động viên nhau cố gắng”, chị nói. Điều chị chẳng thể ngờ đấy là lần cuối cùng chị gặp chồng trước khi tai họa ập đến.

Cố gắng giữ bình tĩnh khi nói về anh, chị nói dù làm vợ lính không hề sung sướng nhưng chị chưa bao giờ hối hận. Bởi cho dù xa cách, anh vẫn luôn biết cách giữ cho tình cảm vợ chồng bền vững. Có lẽ, một phần anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, là con trưởng trong gia đình có 2 anh em nên luôn cố gắng trong tất cả mọi việc. Cũng vì vậy chị mới yêu anh, luôn cảm thấy anh là người xứng đáng cho mình nương tựa cả đời.

“Biết làm sao được, người lính mà, ở đâu có khó khăn thì phải có mặt thôi. Mấy chục năm làm vợ anh, tôi đã quen rồi. Lúc đầu, thấy người vợ khác có hoa, có quà trong ngày lễ Tết thì cũng lúc chạnh lòng, nhưng sau thấy bình thường. Chỉ mong anh khỏe, vài tháng về thăm gia đình là tốt rồi”, chị tâm sự.

Hơn 2 ngày nay, chị chẳng thể ngủ được, chẳng thể ăn nổi thìa cháo nào. Chị đã khóc cạn nước mắt rồi. Quà, hoa,...chị chẳng cần. Chị chỉ cần anh trở về, xuất hiện trước mặt ngay bây giờ mà thôi. Khóc nhiều nhưng khi thấy các con vẫn đang nhìn mình, ánh mắt ngây thơ đó làm động lực cho chị tiếp tục gắng gượng. Mọi người đến thăm hỏi, chị vẫn mệt mỏi ngồi trên giường, thế nhưng chị không còn khóc nữa. Chị biết rằng nếu mình gục ngã thì ai chăm lo cho các con.

Ông Trần Tiến Dũng – Chủ tịch UBND phường Nghi Hải (TX.Cửa Lò, Nghệ An) - cho biết, sự ra đi đột ngột của Thiếu tá Phùng Thanh Tùng để lại nỗi mất mát, đau đớn vô cùng to lớn đối với gia đình, vợ con, bạn bè, đồng nghiệp. Đơn vị mất đi một chiến sĩ ưu tú, nhân dân mất đi một người lính Cụ Hồ mực thước, gia đình mất đi một người chồng và người cha.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10900
  1. Lũ rút bao nhiêu vất vả: Người dân xếp hàng, nhường nhịn nhau nhận hàng cứu trợ thấy thương
  2. Xót xa hình ảnh bé trai nhỏ tuổi chới với bơi giữ dòng nước lũ để lấy đồ cứu trợ
  3. 12 ngày không điện, không nước và không cơm của xóm nghèo bị cô lập hoàn toàn trong lũ
  4. Chui vào nóc nhà nơi dân tránh lũ
  5. Ảnh: Nước lũ cuốn trôi nhiều căn nhà, người dân Quảng Bình cố tìm kiếm chút tài sản còn sót lại trong vô vọng
  6. Nhiều đoàn cứu trợ tiếp tục kêu cứu vì nhà thuyền hét giá thuê thuyền ở Quảng Bình
  7. Erik bất ngờ được yêu cầu hát khi đang trao quà cứu trợ miền Trung
  8. Vĩnh Long: Gói 10.000 đòn bánh tét gửi đến đồng bào miền Trung
  9. Nhà chung có 30 người mắc kẹt trong rốn lũ Quảng Bình vỡ òa khi có đoàn tiếp tế
  10. Thanh niên Hải Dương phát hiện 8 triệu trong chiếc áo cũ ủng hộ đồng bào miền Trung
  11. Nghệ An: Người dân vùng “rốn lũ” Châu Nhân chủ động sống chung với lũ
  12. Cả dòng xe hàng cứu trợ, thuyền phao Hà Nội hạ thủy ở Quảng Bình
  13. Vũng Tàu: Hàng ngàn chiếc bánh kèm muối mè gửi tặng miền Trung
  14. Người đàn ông đưa tàu thủy 3,5 tấn vào giúp bà con miền Trung: “Tôi ở lại đến hết lũ thì về”
  15. Người dân gói bánh tét cứu trợ miền Trung: “Không biết gói cũng phải học để cứu trợ đồng bào mình”
  16. Ghi nhận tại “rốn lũ” của Hà Tĩnh
  17. Hội DN huyện Lạng Giang vận động ủng hộ đồng bào miền Trung hơn 800 triệu đồng
  18. Bánh chưng tặng người dân vùng lũ: Gói bằng cái tâm!
  19. “Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”
  20. Hơn 100 nghìn học sinh Hà Tĩnh trở lại trường sau lũ lụt
  21. Kon Tum: Người dân gói hơn 3.000 chiếc bánh chưng hỗ trợ đồng bào miền Trung
Video và Bài nổi bật