“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Lũ lụt hoành hành ở miền Trung gây nên những thiệt hại vô cùng to lớn về người và tài sản. Với tình hình thiên tai diễn ra phức tạp, dồn dập như hiện giờ, mức độ thiệt hại vẫn chưa dừng lại. Vào những ngày này, mối lo về các hồ thủy điện xả lũ ồ ạt, thậm chí có cả nguy cơ vỡ đập càng khiến người dân lo lắng khôn xiết!
“Ăn của rừng, rưng rưng nước mắt”
Ảnh minh họa. (nguồn internet)

Xem Video: (VTC14)_Truy tìm nguyên nhân gây lũ ở miền Trung

Không riêng năm nay mà từ nhiều năm trước, cứ đến mùa mưa lũ, người dân, nhất là ở khu vực miền Trung, ngoài nỗi lo về thiên tai còn canh cánh trong lòng nỗi lo sợ về "nhân tai" do các hồ thủy điện xả lũ. Cùng với đó là tình trạng núi đồi sạt lở ngày càng phổ biến hơn. Ngoài nguyên nhân do lâm tặc hoành hành, việc phát triển thủy điện vừa và nhỏ tràn lan, tàn phá rừng đầu nguồn, kể cả vườn quốc gia cũng là tác nhân gây nên các hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở núi đồi... Nhiều nơi trước đây là những khu rừng rậm rạp, giờ là những khoảnh đồi, núi trơ trọi, hoang hóa, các liên kết trên bề mặt bị phá vỡ.

Ảnh minh họa. (nguồn internet)

"Địa chất khu vực từ Hà Tĩnh, Quảng Bình đến Quảng Nam là vùng địa hình dốc, đất yếu. Mưa lớn thì nguy cơ trượt đất, sạt lở rất cao. Bình thường đã thế, việc san đất, xẻ núi, làm đường, xây dựng cơ sở hạ tầng... lại càng tác động đến kết cấu địa hình khiến nguy cơ càng lớn hơn. Đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu, mưa lớn bất thường, nguy cơ càng cao hơn gấp bội", một chuyên gia về Thủy lợi chia sẻ.

Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam luôn tồn tại mâu thuẫn và nghịch lý. GS Nguyễn Ngọc Lung, viện trưởng viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, người đã gắn bó gần 60 năm với rừng, chia sẻ: Chúng ta đang để các nhà máy thủy điện nhỏ hoạt động kiểu tự phát. Các nhà máy lớn thì nhà nước xây dựng và quản lý. Các nhà máy vừa và nhỏ trong 20 năm qua được xã hội hóa, tư nhân làm thủy điện. Như vậy, ta đang phá vỡ quy hoạch của cả con sông. Chúng ta đang đánh đổi môi trường đổi lấy lợi ích kinh tế, hy sinh rừng để lấy năng lượng điện. Người ta gọi đây là buôn bán, đánh đổi với thiên nhiên.

Chúng ta đang chứng kiến rất rõ sự trả giá vì mất rừng. Mất rừng, lũ lụt xảy ra ở ngay thượng nguồn chứ không phải hạ lưu. Cũng vì mất rừng mà những cơn lũ sẽ đổ thẳng từ thường lưu xuống hạ lưu mà không có gì ngăn cản càng khiến con người khó đề phòng, chống đỡ. Vì mất rừng mà thiệt hại do thiên tai gây ra ngày càng lớn…

Đây là điều không phải các nhà quản lý và nhà khoa học không biết. Rất nhiều người đã lên tiếng về tình trạng phá vỡ quy hoạch thủy điện, các hiểm họa nhãn tiền. Nhưng chưa có giải pháp khả thi, hữu hiệu nào được đưa ra để "xử lý" vấn đề, kể cả giảm số nhà máy thủy điện nhỏ hay bắt buộc các chủ đầu tư thủy điện phải trồng lại rừng…

Chúng ta đã lấy của rừng rất nhiều nhưng trả lại cho rừng được bao nhiêu? Lời nguyền tài nguyên có câu "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt", ngẫm thật chuẩn xác vì đó là cái giá phải trả do đối xử tệ bạc với môi trường sinh thái tự nhiên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 10900
  1. Miền Trung không cô đơn giữa mênh mông nước bạc
  2. Lũ rút bao nhiêu vất vả: Người dân xếp hàng, nhường nhịn nhau nhận hàng cứu trợ thấy thương
  3. Xót xa hình ảnh bé trai nhỏ tuổi chới với bơi giữ dòng nước lũ để lấy đồ cứu trợ
  4. 12 ngày không điện, không nước và không cơm của xóm nghèo bị cô lập hoàn toàn trong lũ
  5. Chui vào nóc nhà nơi dân tránh lũ
  6. Ảnh: Nước lũ cuốn trôi nhiều căn nhà, người dân Quảng Bình cố tìm kiếm chút tài sản còn sót lại trong vô vọng
  7. Nhiều đoàn cứu trợ tiếp tục kêu cứu vì nhà thuyền hét giá thuê thuyền ở Quảng Bình
  8. Erik bất ngờ được yêu cầu hát khi đang trao quà cứu trợ miền Trung
  9. Vĩnh Long: Gói 10.000 đòn bánh tét gửi đến đồng bào miền Trung
  10. Nhà chung có 30 người mắc kẹt trong rốn lũ Quảng Bình vỡ òa khi có đoàn tiếp tế
  11. Thanh niên Hải Dương phát hiện 8 triệu trong chiếc áo cũ ủng hộ đồng bào miền Trung
  12. Nghệ An: Người dân vùng “rốn lũ” Châu Nhân chủ động sống chung với lũ
  13. Cả dòng xe hàng cứu trợ, thuyền phao Hà Nội hạ thủy ở Quảng Bình
  14. Vũng Tàu: Hàng ngàn chiếc bánh kèm muối mè gửi tặng miền Trung
  15. Người đàn ông đưa tàu thủy 3,5 tấn vào giúp bà con miền Trung: “Tôi ở lại đến hết lũ thì về”
  16. Người dân gói bánh tét cứu trợ miền Trung: “Không biết gói cũng phải học để cứu trợ đồng bào mình”
  17. Ghi nhận tại “rốn lũ” của Hà Tĩnh
  18. Hội DN huyện Lạng Giang vận động ủng hộ đồng bào miền Trung hơn 800 triệu đồng
  19. Bánh chưng tặng người dân vùng lũ: Gói bằng cái tâm!
  20. Hơn 100 nghìn học sinh Hà Tĩnh trở lại trường sau lũ lụt
  21. Kon Tum: Người dân gói hơn 3.000 chiếc bánh chưng hỗ trợ đồng bào miền Trung
Video và Bài nổi bật