Nuốt tin‌ּh trù‌ּng có bị nhiễm HIV?

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tôi hay quan hệ tình dục đồng tính, nhưng có sử dung ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu. Xin hỏi, tôi có bị lây nhiễm HIV không? Nuốt tinh trùng của bạn tình có bị nhiễm HIV không? Không lẽ phải đi làm xét nghiệm mới biết. Vui lòng cho câu trả lời thẳng thắn, rất mong hồi âm. (Bạn nam, TP.HCM)
Nuốt tin‌ּh trù‌ּng có bị nhiễm HIV?
ảnh minh họa
Bạn thân mến!
 
Tâm sự bạn trẻ phần nào hiểu được băn khoăn của bạn về khả năng lây nhiễm HIV trong quan hệ tình dục. Trước hết xin khẳng định với bạn rằng, với bất kỳ thư tư vấn nào, Tâm sự bạn trẻ cũng luôn đảm bảo nguyên tắc trao đổi thẳng thắn, trung thực và cởi mở những vấn đề bạn đọc/khách hàng đặt ra. Vì vậy, bạn có thể yên tâm về tính xác thực của những thông tin chúng tôi cung cấp.
 
Trong thư, bạn chia sẻ rằng bạn và bạn tình có sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu khi quan hệ tình dục đường hậu môn, đồng thời bạn có nuốt tin‌ּh dịc‌ּh của bạn tình. Vậy cách thức bạn sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu trong lần quan hệ tình dục vừa rồi là như thế nào? Bạn và bạn tình có mang ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu ngay từ đầu cuộc giao hợp đường hậu môn đó không? Ngoài giao hợp đường hậu môn, hai bạn còn có hành vi tình dục nào khác như giao hợp miệng, dùng miệng, tay kích thích cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc….không? Hiện tại bạn có biết chắc chắn về tình trạng có hay không có vi rút HIV trong c‌ơ th‌ể của bạn tình?
 
Trên thực tế, nếu bạn tình của bạn không có vi rút HIV trong c‌ơ th‌ể thì có thể khẳng định một cách chắc chắn bạn không có khả năng bị lây nhiễm HIV từ bạn tình. Còn trong trường hợp bạn không biết chắc chắn điều đó thì Tâm sự bạn trẻ sẽ chia sẻ với bạn cơ chế lây nhiễm HIV từ người này sang người khác trong các hình thức quan hệ tình dục để bạn tự xem xét xem trường hợp của mình nằm ở trong khả năng nào, bạn nhé, bởi qua lá thư này của bạn, Tâm sự bạn trẻ chưa thể hiểu rõ quá trình quan hệ tình dục cũng như các tiếp xúc tình dục giữa hai bạn.
 
Có thể bạn cũng đã biết, virút HIV tồn tại trong máu, dịch sin‌ּh dụ‌ּc, tin‌ּh dịc‌ּh, dịch tiết âm đạo,… của người có HIV. Do vậy, khi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chất dịch này với các vết thương hở, các bề mặt niêm mạc của cơ quan sin‌ּh dụ‌ּc (niêm mạc hậu môn, niêm mạc âm đạo, lỗ sáo trên dươ‌ּng vậ‌ּt…), niêm mạc miệng, niêm mạc mắt… trong quá trình quan hệ tình dục thì sẽ dẫn tới nguy cơ lây nhiễm HIV. Việc sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu đúng cách (mang ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu ngay từ đầu cuộc giao hợp/ kích thích, âu yếm, không có hiện tượng thủng, rách bao… trong suốt quan trình quan hệ tình dục) và không có bất kỳ hành vi tiếp xúc trực tiếp nào giữa các vết tổn thương hở hoặc các niêm mạc với máu hoặc các chất dịch tiết của bạn tình có HIV thì sẽ không làm lây nhiễm HIV từ người có vi rút HIV sang người không có vi rút HIV.
 
Như vậy, nếu chỉ xét trong tình huống bạn và bạn tình có quan hệ tình dục đường hậu môn với nhau, nếu ở cả hai lượt tiếp xúc (bạn đưa dươ‌ּng vậ‌ּt vào hậu môn của bạn tình và ngược lại bạn tình đưa dươ‌ּng vậ‌ּt vào hậu môn của bạn) cả bạn và bạn tình đều có sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu đúng cách như trên thì bạn không có nguy cơ lây nhiễm HIV ngay cả khi bạn tình có HIV.
 
Còn với việc bạn nuốt tin‌ּh dịc‌ּh của bạn tình (bạn lưu ý là dịch mà dươ‌ּng vậ‌ּt xuất ra sau khi đạt tới đỉnh điểm của khoái cảm được gọi là tin‌ּh dịc‌ּh, tin‌ּh dịc‌ּh bao gồm cả tinh trùng và các chất dịch khác, bởi tinh trùng rất nhỏ bé nên bằng mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được tinh trùng) thì khả năng lây nhiễm HIV là có thể xảy ra nếu trong c‌ơ th‌ể của bạn tình có vi rút HIV. Bởi lẽ cho dù dịch vị của dạ dày có khả năng tiêu diệt vi rút HIV có trong tin‌ּh dịc‌ּh khi tin‌ּh dịc‌ּh được nuốt vào trong dạ dày song trong quá trình di chuyển từ bên ngoài vào dạ dày, tin‌ּh dịc‌ּh sẽ tiếp xúc trực tiếp với đường miệng - đường tiêu hoá và bản thân đường miệng, đường tiêu hoá có cấu tạo lớp bên ngoài là niêm mạc (niêm mạc miệng, niêm mạc họng, ..), hơn nữa trong miệng dễ có những vết tổn thương mà chúng ta không cảm nhận rõ như viêm chân răng, xây xước chân răng, nhiệt miệng, viêm họng… nên nếu bạn tình có vi rút HIV thì vi rút HIV trong tin‌ּh dịc‌ּh của bạn tình có khả năng xâm nhập vào c‌ơ th‌ể bạn thông qua niêm mạc miệng và các vết tổn thương trong miệng nếu có. Tuy nhiên, trong số các đường lây thì khả năng lây nhiễm HIV khi nuốt tin‌ּh dịc‌ּh của bạn tình có HIV là không cao. Do vậy để thực sự an toàn khi bạn chưa biết chắc về tình trạng có HIV hay không của bạn tình hoặc biết chắc chắn là bạn tình có HIV thì bạn không nên nuốt tin‌ּh dịc‌ּh của bạn tình.
 
Như vậy, qua hai phân tích ở trên của Tâm sự bạn trẻ thì bạn thấy tình huống của mình có nằm trong trường hợp có khả năng lây nhiễm HIV hay không? Như bạn cũng đã thấy, quan hệ tình dục là sự phối hợp của rất nhiều hành vi tình dục khác nhau, do vậy, việc nhận biết khả năng lây nhiễm HIV là không dễ dàng, đặc biệt đối với những người trong cuộc thì sự phân tích và nhận định này sẽ chính xác hơn nếu các bạn dựa vào cơ chế lây nhiễm HIV để đánh giá hành vi tình dục của mình có nguy cơ lây nhiễm HIV hay không.

Trở lại với băn khoăn thứ hai của bạn về cách thức xác định chính xác một người có bị nhiễm HIV hay không thì đúng như bạn nói, không có cách thức nào khác ngoài việc đi xét nghiệm tại các cơ sở chuyên xét nghiệm HIV trong khoảng thời gian quy định. Hiện nay có hai nhóm loại xét nghiệm HIV, đó là nhóm xét nghiệm nhanh (còn gọi là xét nghiệm PCR) và nhóm các xét nghiệm chẩn đoán (như xét nghiệm Elisa…). Với xét nghiệm nhanh PCR, bạn có thể thực hiện sau khi có hành vi nguy cơ một tuần, nhưng độ chính xác là không cao và các bác sỹ khuyến cáo rằng vẫn cần thiết phải làm các xét nghiệm chẩn đoán sau khi có hành vi nguy cơ từ 2,5 tháng trở đi (tương đương với 10 tuần). Bởi sau khoảng thời gian 2,5 tháng đó thì các xét nghiệm chẩn đoán mới cho kết quả tương đối chính xác (trên 90%). Giai đoạn từ khi có hành vi nguy cơ đến thời điểm có thể làm xét nghiệm chẩn đoán (trong vòng 2,5 tháng đầu tiên) được coi là giai đoạn cửa sổ, lúc này, nếu c‌ơ th‌ể bạn đã có vi rút HIV thì c‌ơ th‌ể bạn cũng chưa sinh ra kháng thể kháng vi rút HIV nên chưa nhận diện chính xác sự có mặt của vi rút HIV trong c‌ơ th‌ể bạn nhưng bạn vẫn có thể lây truyền vi rút HIV cho người khác trong giai đoạn này.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tham khảo một số địa chỉ xét nghiệm như: 

1. Phòng tư vấn, xét nghiệm - trung tâm Y tế dự phòng, địa chỉ: 699 Trần Hưng Đạo, quận 5, TP HCM, Điện thoại: (08) 8355070/ 8356119.
 
2. Phòng tư vấn - bệnh viện Da liễu, địa chỉ: 69 Ngô Thời Nhiệm, quận 3, TP HCM, Điện thoại: (08) 8243151.
 
Ngoài ra, bạn có thể bấm vào đường link sau để tham khảo thêm một số địa chỉ khác thuận tiện với bạn nhất:
 
http://www.tamsubantre.org/?pr=hivxem&id=3176&cid=40

Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ có thể giúp ích được cho bạn.

Chúc bạn may mắn!

Tâm sự bạn trẻ
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật