Châu Á mạnh tay mua sắm vũ khí

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tại Đối thoại Shangri-La 2015 tại Singapore, Mỹ - Trung không chỉ là tâm điểm chú ý về căng thẳng ở biển Đông mà còn được nhắc đến như hai tác nhân chính tạo ra một thực trạng không thể không thấy là nhiều nước ở khu vực châu Á đang mạnh tay mua sắm trang thiết bị quốc phòng.
Châu Á mạnh tay mua sắm vũ khí
Ảnh minh họa

Tại phiên thảo luận, tư lệnh quốc phòng Úc Mark Binskin nhận định trong 20 năm tới, môi trường chiến lược ở châu Á nhiều khả năng sẽ đối diện với nhiều thách thức hơn khi các quốc gia hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế và hướng đến hiện đại hóa năng lực quân sự.

Tiến sĩ Aaron Friedberg cho rằng không thể tránh sự cạnh tranh quân sự ở châu Á vì đã diễn ra và điều cần phải tránh chính là “một cuộc chạy đua vũ trang”. Tuy nhiên, tiến sĩ Friedberg không cho rằng cạnh tranh quân sự mang ý nghĩa tiêu cực.

“Nếu một bên phát triển quân sự mạnh hơn trong khi bên kia không gia tăng năng lực, nguy cơ có khi còn lớn hơn” - ông Friedberg nhận định.

Theo truyền thông Trung Quốc, ngân sách quân sự của Bắc Kinh năm 2015 là 142 tỉ USD, tăng 10,1% so với năm ngoái. Quốc gia này hiện đang có mức chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Theo báo Rappler, Trung Quốc đặt mục tiêu có 415 tàu chiến, bao gồm 100 tàu ngầm trước năm 2030 và bốn tàu sân bay. Lực lượng cảnh sát biển của Trung Quốc hiện lớn hơn lực lượng của tất cả quốc gia châu Á cộng lại.

Một đại biểu dự thảo luận tỏ ra lo ngại khi đặt câu hỏi cho các diễn giả rằng 10 năm trước ngân sách quốc phòng Trung Quốc ít hơn ngân sách quốc phòng của Nhật Bản, nhưng hiện nay ngân sách quốc phòng Trung Quốc lớn hơn gấp ba lần ngân sách quốc phòng Nhật Bản.

Nếu xu thế này tiếp tục và khi ngân sách chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đạt bằng một nửa của Mỹ, điều gì sẽ xảy ra?

Căng thẳng tại biển Đông cũng khiến các nước Đông Nam Á tăng chi tiêu quốc phòng, theo báo cáo mới đây của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s. Reuters dẫn báo cáo của IHS Jane’s ước tính chi tiêu quốc phòng hằng năm tại Đông Nam Á sẽ đạt 52 tỉ USD trước năm 2020, so với mức dự kiến 42 tỉ USD.

Tạp chí quốc phòng này tiết lộ 10 nước Đông Nam Á dự kiến chi 58 tỉ USD cho trang thiết bị quân sự mới trong năm năm tới, trong đó hoạt động mua sắm cho hải quân sẽ chiếm tỉ lệ lớn. IHS Jane’s nhận định Việt Nam là quốc gia có hệ thống phòng thủ hiện đại nhất trong ASEAN.

Cần phải minh bạch

Tư lệnh quốc phòng Úc Mark Binskin cho biết hiện đại hóa quân sự hoàn toàn tích cực vì giúp các quốc gia đạt được năng lực quân sự ngang nhau, góp phần giải quyết những vấn đề an ninh vì lợi ích chung.

Tuy nhiên, ông kêu gọi tất cả quốc gia trong khu vực phải minh bạch các chính sách quân sự và ý định chiến lược quân sự dài hạn.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho rằng sự minh bạch vừa tốt vừa không tốt vì không phải lúc nào các bên mua vũ khí cũng đều mong muốn công bố thông tin. Ông Antonov ủng hộ các biện pháp xây dựng lòng tin, nhưng không cho rằng các biện pháp xây dựng lòng tin có thể ngăn chiến tranh.

Theo ông Anatoly Antonov, để bảo đảm hòa bình và an ninh cho tất cả quốc gia bất chấp năng lực quân sự của họ, cần phải tạo ra một cấu trúc an ninh công bằng và không thể phân chia ở khu vực. Ngoài ra, ông Anatoly Antonov kêu gọi các cường quốc phải theo đuổi một chính sách có trách nhiệm ở châu Á - Thái Bình Dương.

“Rất quan trọng để nhận ra tái cân bằng, đe dọa, tăng cường quân sự, chính sách cưỡng ép, hăm dọa sẽ không thể giải quyết các vấn đề của chúng ta. Trái lại, chúng sẽ làm trầm trọng thêm tình hình và gieo hạt giống của sự thiếu tin tưởng, thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực” - ông Antonov nhận định.

Ngoài ra, ông Anatoly Antonov kêu gọi các nước phản đối những cách tiếp cận đơn phương đối với cấu trúc an ninh khu vực, bằng cách ủng hộ luật pháp quốc tế và phát triển sự tôn trọng lợi ích quốc gia của nhau.

“Không có quốc gia nào có quyền tăng cường an ninh khiến những quốc gia khác phải trả giá bằng sinh mệnh của họ” - ông Anatoly Antonov phát biểu.

Theo tiến sĩ Aaron Friedberg, vai trò của bên thứ ba cũng ảnh hưởng đến tình trạng ổn định ở châu Á.

“Nếu Nhật Bản theo đuổi chính sách quân sự độc lập với chính sách quân sự của Mỹ trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc ở một mức nào đó và theo đuổi giải pháp vũ khí hạt nhân, chắc chắn sẽ làm mất ổn định tình hình khu vực.

Nhưng một Nhật Bản liên minh thiết thân với Mỹ đồng thời tăng cường năng lực quân sự quốc gia có thể góp phần vào việc duy trì một sự cân bằng tổng thể trong khu vực. Trung Quốc có thể không mong muốn điều này, nhưng nó có thể giúp duy trì sự ổn định trong khu vực” - tiến sĩ Aaron Friedberg đánh giá.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 6467
  1. Tướng Trung Quốc lên đường sang Mỹ bàn chuyện biển Đông
  2. Philippines nộp bản đồ cổ về Scarborough cho tòa quốc tế
  3. G7 ra tuyên bố chung về Biển Đông, cứng rắn với Nga
  4. Đề nghị Chính phủ cần có tiếng nói mạnh mẽ hơn trước hành động của Trung Quốc
  5. Tàu dầu khí Trung Quốc đang di chuyển chậm về vịnh Thái Lan
  6. Trung Quốc nuôi tham vọng bá chủ đại dương
  7. ​G7 ‘sẽ nêu quan ngại’ về tình hình biển Đông
  8. ​Quốc hội họp kín về biển Đông: Nội dung báo cáo không có gì mới
  9. Báo Anh: Mỹ, châu Âu đang tích cực chào hàng máy bay quân sự với Việt Nam
  10. Đại sứ Trung Quốc tuyên bố có quyền lập ADIZ ở Biển Đông bất chấp dư luận
  11. Báo Trung Quốc: Sẽ bắn hạ máy bay trinh sát Úc nếu xuất hiện tại Biển Đông
  12. Thủ tướng đề nghị quốc tế tiếp tục lên án các hoạt động phi pháp ở Biển Đông
  13. Đại biểu gửi thư đề nghị Quốc hội phản ứng việc Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa
  14. Liên minh châu Âu cam kết không đứng ngoài vấn đề Biển Đông
  15. Mỹ- Nhật- Philippines sẽ phá mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
  16. Khả năng đụng độ quân sự ở biển Đông là ‘trên 50%’
  17. Úc cảnh báo Trung Quốc 
tăng cường quân sự ở quần đảo Trường Sa
  18. Trung Quốc mang bia giả ra chôn ở Trường Sa, chơi trò ngụy tạo bằng chứng
  19. Những tiến bộ trong trong hợp tác quốc phòng Việt - Mỹ
  20. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: sẽ cử chuyên gia sang Việt Nam
  21. Tổng thống Obama cảnh báo Trung Quốc về Biển Đông
Video và Bài nổi bật