Ngõ cụt khủng hoảng

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang đi vào ngõ cụt không lối thoát sau khi các bên liên quan cùng có những hành động như thách đố nhau leo nên nấc thang căng thẳng mới.
Ngõ cụt khủng hoảng
Triều Tiên bắn tên lửa trong một cuộc tập trận.

Trong tuyên bố mới nhất đưa ra ngày 14-4, CHDCND Triều Tiên đã quyết định trục xuất các chuyên gia hạt nhân Mỹ và quan sát viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) khỏi cơ sở hạt nhân Yongbyon của nước này. Các thanh sát viên quốc tế đến giám sát cơ sở hạt nhân Yongbyon theo thỏa thuận “đổi viện trợ và quan hệ ngoại giao lấy phi hạt nhân” đạt được trong cuộc đàm phán 6 bên tháng 2-2007.

Một ngày trước khi quyết định trục xuất các thanh sát viên quốc tế, Triều Tiên cũng đã tuyên bố rút khỏi cuộc đàm phán 6 bên về giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Bình Nhưỡng còn cho biết họ có kế hoạch khởi động lại các cơ sở hạt nhân vốn đã bị vô hiệu hóa theo thỏa thuận tháng 2-2007 để tái chế và làm giàu nguyên liệu hạt nhân. Những động thái trên được giới quan sát cho là “phản ứng mạnh khác thường” của Triều Tiên để đáp lại tuyên bố chỉ trích nước này phóng tên lửa của Chủ tịch Hội đồng bảo an LHQ. Triều Tiên cho rằng việc HĐBA can thiệp vào việc phóng tên lửa mang vệ tinh “vì mục đích, hòa bình” là xúc phạm và can thiệp vào công việc nội bộ của nước này.

Trước đó, đáp lại áp lực của Mỹ cùng đồng minh ngăn cản việc “phóng vệ tinh”, Triều Tiên đã cảnh báo sẽ khởi động lại tất cả các cơ sở hạt nhân để làm giàu nguyên liệu ở mức “đủ để sản xuất vũ khí hạt nhân”. Trong đó cơ sở Yongbyon là nơi đã sản xuất ra số nguyên liệu hạt nhân phục vụ cho vụ thử hạt nhân đầu tiên của Triều Tiên năm 2006.

Bán đảo Triều Tiên từng rơi vào những thời điểm đối đầu nguy hiểm bởi các cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa, nay cuộc khủng hoảng “kép” tên lửa và hạt nhân sẽ còn đưa khu vực phức tạp và nhạ‌y cả‌m tới đâu?

Thật không dễ để trả lời câu hỏi trên khi cả hai phía đều đang không ngần ngại lao vào cuộc đối đầu. Trong khi Triều Tiên tuyên bố sẽ tái chế hạt nhân quy mô lớn thì Mỹ sẽ răn đe đó là “bước đi sai hướng nghiêm trọng” và “không thể chấp nhận được”.

Nhìn lại cuộc khủng hoảng hạt nhân và tên lửa từ khi bùng phát năm 2001 tới nay có thể thấy chính sách cứng rắn và đối đầu chỉ đưa các bên vào đường hầm không lối thoát. Trừng phạt và cấm vận chưa bao giờ làm Bình Nhưỡng sợ hãi, ngược lại Triều Tiên chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế hoan nghênh khi thử hạt nhân hay tên lửa.

Giữa lúc đối đầu căng thẳng này, dư luận cũng rất chú ý tới phát biểu ngày 14-4 của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton để ngỏ khả năng đàm phán trực tiếp với tất cả các bên, thậm chí cả với Chính phủ Triều Tiên. Liệu đó có phải là tín hiệu để đưa cuộc đối đầu hạt nhân và tên lửa trên bán đảo Triều Tiên ra khỏi ngõ cụt không?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật