Tổng thống Obama: Ngoại giao khởi đầu nan

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Khi bàn tới những vấn đề đối nội, các vị tổng thống có thể dựa nhiều vào cơ quan chính quyền cấp cao. Nhưng khi bàn về các mối quan hệ quốc tế thì tình thế lại thay đổi về căn bản. Ở điểm này, vị tổng thống không có nhiều cơ quan cố hữu để ủy quyền; ông phải sử dụng những vũ khí ngoại giao lâu đời để đạt được kết quả mong muốn.
Tổng thống Obama: Ngoại giao khởi đầu nan
Tổng thống Mỹ Obama tại Hội nghị thượng đỉnh G20 vừa diễn ra đầu tháng 4 này ở London, Anh. Ảnh: ABC News

Trong bối cảnh vị thế là cường quốc trên thế giới của Mỹ đang dần bị thu hẹp trầm trọng, thì sự xâm nhập chính trường quốc tế trong thời gian qua của Tổng thống Obama đã chỉ ra vô số thách thức mà nước Mỹ đang phải đối mặt.

Trong các cuộc đàm phán, từ tương lai của các cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan tới cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Iran và CHDCND Triều Tiên, chúng ta đã chứng kiến một nghịch lý khi sức hút cá nhân của ông Obama chưa hề chuyển thành những chiến thắng ngoại giao cần thiết.

Một nhà bình luận thuộc phe bảo thủ cho rằng nguyên nhân là do ông quá yếu và quá ngây thơ để có thể làm việc hiệu quả với “những gã tồi”. Nhưng ý kiến cho rằng vị tân tổng thống không đủ cứng rắn lại tỏ ra chưa thuyết phục, khi chúng ta được chứng kiến quyết tâm của ông trong quá trình giải quyết những vấn đề chính yếu trong nước, cũng như việc ông sẵn sàng ủng hộ sử dụng lực lượng cảm tử khi cướp biển Somali bắt sĩ quan hài quân Mỹ làm con tin, cũng như việc cho phép sử dụng tên lửa để chống lại lực lượng hồi giáo nổi loạn ở Pakistan.

Vậy vấn đề thực sự ở đây là gì? Ngoại giao hiệu quả có nghĩa là thực hiện tốt ba việc sau: xây dựng khối liên minh, tạo được mối đe dọa và sử dụng tốt lực lượng.

Khối liên minh là công cụ lựa chọn khi có sự liên kết lợi ích đúng đắn. Ví dụ như, trong các cuộc họp G20, thực tế là tất cả mọi người đều chia sẻ lợi ích trong việc bình ổn hệ thống tài chính toàn cầu, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi họ đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, lớn lao về những cải cách cần thiết.

Nhưng điều gì xảy ra khi đề cập đến các nước như Iran, Afghanistan và CHDCND Triều Tiên, khi không hề có những mối liên kết về lợi ích giữa các nước trong cộng đồng quốc tế? Ông Obama sẽ làm gì khi Liên Hợp Quốc bị tê liệt hoàn toàn trước sự khác biệt về lợi ích giữa Mỹ và Nga (xung quanh vấn đề Iran), giữa Mỹ và Trung Quốc (xung quanh vấn đề Triều Tiên),và giữa Mỹ với các nước đồng minh khối NATO về vấn đề có triển khai thêm quân tới Afghanistan hay không?

Ông Obama sẽ làm gì khi nước Mỹ mất khả năng thúc đẩy khối liên minh an ninh quốc gia thông qua những hứa hẹn về hỗ trợ kinh tế và những lợi ích trong thương mại quốc tế? Bởi vì những vấn đề nghiêm trọng của nước Mỹ đang làm suy giảm trầm trọng quy mô sử dụng quyền lực kinh tế để tạo ra sự liên kết cần thiết của lợi ích.

Khi không xây dựng được khối đồng minh, các công cụ ngoại giao khác có thể cân nhắc là tạo mối đe dọa và sử dụng lực lượng thực tế. Nhưng thật khó để xem xét liệu những công cụ này có thể được sử dụng hiệu quả như thế nào trong trường hợp nhạ‌y cả‌m như Iran, Afghanistan và CHDCND Triều Tiên. Ông Obama sẽ phải khôn ngoan lựa chọn những công cụ đúng đắn để mang lại những hiệu quả cần thiết.

- Bài viết của Michael Watkins trên Harvard Business Publishing -

Tổng thống Obama nới lỏng hạn chế đi lại tới Cuba

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật