Những nguyên thủ thế giới nói gì về ông Lý Quang Diệu?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tổng thống Mỹ Obama gọi ông Lý Quang Diệu là người khổng lồ của lịch sử.
Những nguyên thủ thế giới nói gì về ông Lý Quang Diệu?
Nhà lập quốc Singapore Lý Quang Diệu.

Ông Lý Quang Diệu (16/9/1923) trở thành thủ tướng Singapore vào năm 1959. Khi đó, hòn đảo còn là thu‌ộc đị‌a của Anh, sau đó sáp nhập vào Malaysia, cho đến khi chính thức tách riêng thành nước Cộng hòa Singapore năm 1965. Dù rời ghế thủ tướng vào năm 1990, ông Lý vẫn rất năng động trên chính trường thế giới.

Được coi là chính khách đặc biệt trên thế giới trong nửa thế kỷ qua, dưới bàn tay của ông Lý, từ một hòn đảo không có tài nguyên, Singapore trở thành quốc gia giàu có.

từ trần ngày 23/3/2015, ông Lý Quang Diệu không chỉ để lại niềm tiếc thương vô bờ bến đối với người dân Singapore mà còn cả đối với nhiều nguyên thủ, nhân dân trên thế giới.

Là một trong những nguyên thủ đầu tiên của thế giới gửi lời chia buồn tới đất nước Singapore, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh: "Ông Diệu thực sự là một người khổng lồ của lịch sử, người sẽ được các thế hệ mai sau nhớ tới với tư cách là cha đẻ của Singapore hiện đại và là một trong những chiến lược gia vĩ đại về các vấn đề châu Á".

"Thay mặt nhân dân Mỹ, đệ nhất phu nhân Michelle và tôi gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình họ Lý và cùng người dân Singapore tiếc thương sự ra đi của một nhân vật nổi bật", ông Obama tuyên bố.

Ông Lý trong một buổi gặp gỡ với Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi năm 2009. Tổng thống Obama đã miêu tả ông Lý như một trong những “nhân vật huyền thoại của châu Á trong thế kỷ 20 và 21”.

Được biết, ông Lý Quang Diệu đã gặp hàng loạt tổng thống Mỹ và được được công nhận rộng rãi là đã đặt nền móng cho quan hệ mạnh mẽ mà hai nước hiện có. Bản thân ông Obama đã chào đón ông Diệu tới Nhà Trắng vào năm 2009 trước chuyến công du Singapore.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng ca ngợi ông Lý Quang Diệu là “một huyền thoại của châu Á”.

Cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush cho hay: "Tôi và Laura rất buồn về sự ra đi của ông Lý. Người sáng lập Singapore hiện đại đã làm thay đổi hoàn toàn đất nước và giúp đưa khu vực châu Á bước vào kỷ nguyên hiện đại. Đất nước Singapore ngày nay là một nhân tố có ảnh hưởng đối với sự ổn định và thịnh vượng và là một người bạn của nước Mỹ", ông Bush cho biết.

Bill Clinton, Tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ cũng đánh giá về Lý Quang Diệu như sau: “Cuộc đời phục vụ nhân dân của Lý Quang Diệu thật vĩ đại và có một không hai… Nỗ lực của ông trong vai trò Thủ tướng và nay là Bộ trưởng Cố vấn đã giúp cho hàng triệu người ở Singapore và toàn bộ Đông Nam Á có được cuộc sống thịnh vượng và tốt đẹp hơn.

Tôi hy vọng các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tiếp tục xây dựng dựa trên di sản xuất chúng của ngài Lý Quang Diệu… Tôi xin cảm ơn các bạn (Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN) vì đã tôn vinh một con người mà tôi vô cùng ngưỡng mộ”.

Cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu bắt tay cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (trái) tại Washington ngày 26/10/2009.

Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố: “Ông Diệu luôn là một người bạn của Anh quốc, nhiều Thủ tướng Anh hưởng lợi ích từ lời khuyên khôn ngoan của ông ấy, trong đó có cả tôi”. Thủ tướng Úc Tony Abbott cũng sự trân trọng đối với ông Lý Quang Diệu từ những lời tư vấn sắc sảo của ông.

Thủ tưởng Malaysia Najib Razak gửi lời chia buồn tới người đồng cấp Lý Hiển Long:

"Dưới sự lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu, Singapore hiện là một trong những quốc gia thịnh vượng nhất, một trung tâm tài chính và là một trong những địa điểm dễ kinh doanh nhất”, ông Tony Abbott nói.  “Tôi rất buồn khi hay tin về sự ra đi của ông Lý Quang Diệu. Tôi cầu nguyện cùng gia đình ông. Thay mặt người dân Malaysia, tôi xin gửi những lời chia buồn sâu sắc nhất tới người dân Singapore. Thành quả của ông Lý Quang Diệu thực sự to lớn và di sản của ông sẽ được lưu giữ”

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ca ngợi cự Thủ tướng Lý Quang Diệu trong một tuyên bố hôm nay.

"Khi ông Lý Quang Diệu trở thành thủ tướng đầu tiên năm 1959, Singapore là một quốc gia mới độc lập với tương lai không chắc chắn. Nhưng khi rời nhiệm sở 31 năm sau đó, hòn đảo nhỏ bé đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng và năng động nhất thế giới".

“Cựu Thủ tướng là một người bạn thân thiết của Indonesia và là "cha đẻ" của Singapore hiện đại. Không chỉ là một nhà lãnh đạo tuyệt vời, một chính khách, ông ấy còn là một nhân vật chính trị có tầm ảnh hưởng trong khu vực châu Á”, thông báo của Bộ Ngoại giao Indonesia.

Trong khi đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi miêu tả ông Lý Quang Diệu là “một chính khách có tầm nhìn xa”.

Cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac (phải) trò chuyện với cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu tại Điện Elysee ở Paris ngày 1/6/1995.

Ông Jacques Chirac, Tổng thống Pháp (1995 – 2007) cũng nhận xét rằng “Lý Quang Diệu đã tập hợp quanh mình những bộ óc xuất chúng nhất, biến cải những chuẩn mực đòi hỏi nhiều cố gắng nhất thành một hệ thống chính phủ.

Dưới sự lãnh đạo của ông, tính ưu việt của của quyền lợi chung, việc đẩy mạnh giáo dục, lao động, tiết kiệm và khả năng tiên đoán những nhu cầu của quốc gia đã giúp Singapore có được những gì mà tôi gọi là “đi tắt tới thành công"".

F.W.de Klerk , Tổng thống Nam Phi (1989 – 1994) nói: “Nhà lãnh đạo gây ấn tượng với tôi nhất có lẽ là Lý Quang Diệu của Singapore… Ông là con người làm thay đổi cả lịch sử… Lý Quang Diệu đưa ra những quyết định đúng đắn cho đất nước mình; ông lựa chọn những giá trị đúng và những chính sách kinh tế đúng để đảm bảo sự phát triển của một xã hội thành công.

Ở góc độ này, ông là một họa sĩ vẽ trên tấm toan lớn nhất mà xã hội có thể đưa ra. Ông cũng là một trọng tài sắc sảo của thế giới và đưa ra những nhận xét rất thiết thực và từng trải về tình hình của chúng tôi ở Nam Phi khi tôi gặp ông vào đầu những năm 1990”.

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Chính phủ Singapore

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, được tin Ngài Lý Quang Diệu (Lee Kuan Yew), nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore từ trần, ngày 23/3/2015, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã gửi điện chia buồn tới Ngài Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi điện chia buồn tới Ngài Tô-ni Tân Keng Giam (Tony Tan Keng Yam), Tổng thống Singapore và Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã gửi điện chia buồn tới Ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng Singapore.

Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã gửi điện chia buồn tới Ngài K Shanmugam, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật