“Để có nước sạch, người Hà Nội phải tự cứu mình”

Jeuner_rosier Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hàng loạt các nhà máy nước ở khu vực phía nam Hà Nội bị nhiễm amoni - một thực trạng đã được các nhà khoa học cảnh báo từ lâu, nhưng theo Tiến sĩ Trần Văn Nhị (viện Khoa học & Công nghệ), trong tương lai “xa”, người dân Hà Nội vẫn phải sống chung với nước “bẩn”.
“Để có nước sạch, người Hà Nội phải tự cứu mình”
Người dân nên tự khử độc nước trước khi sử dụng.

Nhà chức trách chậm chạp

 

Từ năm 2002 các nhà khoa học Việt Nam đã công bố tình trạng nhiễm amoni trong nước ngầm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Theo tiến sĩ Trần Văn Nhị thì các cơ quan chức năng có biết, thậm chí một Phó Giám đốc Sở Giao thông Công chính Hà Nội đã xây dựng đề tài: Nghiên cứu công nghệ xử lý amoni và làm mô hình thí nghiệm tại Nhà máy nước Pháp Vân. Nhưng đề tài không được duyệt với lý do: Công nghệ chưa đủ mức để có thể cấp tiền.

 

Trên thực tế, nếu áp dụng các biện pháp khoan sâu như khu vực Trung Hòa - Nhân Chính hoặc thay đổi nguồn nước như khu Linh Đàm thì hoàn toàn có thể tránh được tình trạng nhiễm độc.

 

Ngoài nhà máy nước Nam Dư được ứng dụng công nghệ nước ngoài để xử lý amoni, tại các nhà máy bị nhiễm độc khác, đến thời điểm này các cơ quan chức năng vẫn chưa có động thái nào để cải thiện tình hình và luôn khẳng định “nước máy của công ty hoàn toàn sạch, đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn...” (lời ông Trần Quốc Hùng - Phó TGĐ Công ty Kinh doanh nước sạch Hà Nội - trả lời báo GĐ&XH).

 

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc ngày ngày, hàng trăm nghìn người dân Hà Nội phải ăn uống những chất độc có khả năng gây ung thư cao mà không biết đến bao giờ nỗi lo về nguồn nước ô nhiễm mới chấm dứt.

 

Người dân phải tự khử độc nguồn nước

 

Theo Tiến sĩ Trần Văn Nhị, để loại bỏ tình trạng nhiễm độc nước ngầm như hiện nay, biện pháp tốt nhất là nên thay… nguồn nước mà theo như cách nói của nhiều người là chờ nước Sông Đà về. Nhưng khả năng này không dễ và không thể nào nhanh được. Trong nhiều năm tới, Hà Nội vẫn phải đối mặt với thực trạng: nguồn nước ngầm bị nhiễm độc nặng.

 

Và trong khi chờ đợi “phép màu” từ phía các nhà chức trách, theo Tiến sĩ Nhị, mỗi hộ dân nên tìm cách tự cứu lấy mình. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình, các hộ nên chủ động tiến hành xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt của gia đình, xác định các độc tố có trong thành phần nước.

 

Công việc xét nghiệm nên nhờ đến các cơ quan chuyên trách và có uy tín như viện Khoa học công nghệ sinh học (phát hiện chất amoni trong nước), viện Hóa học (phát hiện chất asen)...

 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật