“Quản lý xe ôm để... tôn vinh nghề xe ôm“!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đó là suy nghĩ của ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) - người chủ trì soạn thảo bản thông tư “quản lý xe ôm“, trước những bức xúc của dư luận về dự thảo đang lấy ý kiến.
“Quản lý xe ôm để... tôn vinh nghề xe ôm“!
Ông Nguyễn Văn Thanh (Ảnh: H.Lê)

Ông Thanh cho biết sẽ chỉnh sửa dự thảo thông tư này, nhưng trước mắt, vẫn phải quản lý xe ôm ở nhà ga, bến xe.

Phóng viên có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Thanh về vấn đề này:

Trước mắt sẽ quản lý xe ôm ở bến xe, nhà ga

- Những ngày qua, nhiều người lái xe ôm, từ ngõ hẻm, nhà ga, bến tàu ở thành phố cho đến vùng nông thôn rất lo ngại về việc họ buộc phải vào các tổ đội và doanh nghiệp, cũng như phải xin phép kinh doanh nghề xe ôm, nếu dự thảo thông tư của Cục đưa ra sẽ đi vào đời sống. Nhiều người cho rằng như vậy là gây khó cho lao động nghèo và không khả thi! Quan điểm của ông về những ý kiến này thế nào?

Hiện nay dự thảo đang ở giai đoạn lấy ý kiến nội bộ trong ngành giao thông, nhất là lấy ý kiến từ phía các tỉnh, các địa phương trực tiếp quản lý. Sau khi thống nhất, sẽ có dự thảo hoàn chỉnh hơn lấy ý kiến rộng rãi từ dư luận đến người dân.

Chúng tôi vẫn khẳng định, xe ôm là hoạt động kinh doanh cần phải quản lý. Quản lý để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, đảm bảo quyền lợi cho cả người hành nghề và hành khách.

Theo tôi nghĩ, bước đầu phải quản lý ở các bến xe, tàu, các tụ điểm nóng về xe ôm như khác như gần chợ...

- Nhưng thưa ông, quan trọng nhất là làm sao để phân biệt được người hành nghề xe ôm với người dân bình thường đi đưa đón người thân để từ đó, lực lượng chức năng biết mà xử lý?

Vì thế, cần phân loại đối tượng xe ôm. Nghề này rất đa dạng. Có người làm thêm, nhưng cũng có người làm nghề "chuyên nghiệp". Mà tôi nghĩ, những người làm nghề chuyên nghiệp, nghĩa là muốn kiếm tiền thường xuyên và chân chính bằng nghề này thì họ nên đăng ký, nên tập hợp lại, có đồng phục, có tổ chức.

Như thế cũng là một cách để tôn vinh một nghề lao động đàng hoàng. 

Sẽ có thông tư chính thức vào tháng 6

- Một số doanh nghiệp ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cũng đã kinh doanh lĩnh vực này, tuy nhiên hầu hết đều thất bại. Lý do họ đưa ra là chưa có hành lang pháp lý, ngay cả thông tư này cũng chưa đáp ứng được. Như vậy có khả thi? 

Ý kiến của họ rất thiết thực. Cho nên, dự thảo đang sửa đổi, hoàn thiện dần theo hướng phân cấp: Bộ GTVT sẽ đề ra quy chế chung, tạo ra một hành lang pháp lý. Rồi phân cấp cho các địa phương, tuỳ tình hình mà làm, mà tổ chức. Có thể có địa phương nếu không "nóng" về vấn đề này thì không bắt buộc. Nhưng nên quản lý ở các nhà ga, bến xe.

Trước mắt,chỉ quản lý xe ôm ở nhà ga, bến xe. (Ảnh: H.Lê)

Việc quản lý xe ôm hiện cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng chúng tôi gây khó khăn cho lao động nghèo, tạo ra sự nhũng nhiễu ở cán bộ phường xã. Nhưng không, cái đó khi phân cấp, ví dụ tỉnh này giao cho huyện, thị, huyện thị giao trực tiếp cho các bến xe, nhà ga đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm.

- Về việc quản lý giá, ngay trong vận tải hành khách bằng ô tô nhà nước cũng không còn quản lý giá trần, nhưng dự thảo lại nói đưa ra khung giá trần. Vậy có phải một bước thụt lùi về chính sách?

Lúc soạn thảo, anh em cũng bức xúc xe ôm ở chỗ bị chặt chém, bị ép giá nên họ "máu" quá mà đưa vào. Cái này là thuộc thẩm quyền ngành tài chính. Nên dự thảo việc quản lý giá vé chắc sẽ phải bỏ đi.  

- Khi nào thì có thông tư chính thức, thưa ông?

Chúng tôi đang cố gắng hoàn tất lấy ý kiến trong nội bộ ngành trong tháng này, sau đó đưa ra rộng rãi. Dự tính, trong tháng 6 tới thông tư này sẽ được ban hành.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật