Giải mã cáo buộc “địa ngục trần gian” trong trại giam CIA

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan tình báo Mỹ CIA tiến hành tr‌a tấ‌n tù nhân do “mệnh lệnh của cấp trên” và bị vạch trần bởi “âm mưu đấu đá chính trị nội bộ”.
Giải mã cáo buộc “địa ngục trần gian” trong trại giam CIA
Nhiều nước bị Mỹ đơn phương tố cáo và trừng phạt vi phạm nhân quyền .

John Brennan: CIA là “nạn nhân” của “đấu đá nội bộ”

Giám đốc CIA John Brennan cho rằng không nên để "lòng tin" đối với Cục tình báo Trung ương Mỹ do ông ta lãnh đạo bị thương tổn vì bản báo cáo của Thượng viện Mỹ nói về những vụ tr‌a tấ‌n, bởi bản báo cáo này được sử dụng như một công cụ đấu đá chính trị nội bộ ở Mỹ.

"Chúng tôi cung cấp sự thật cho chính quyền. Nhà chức trách đồng ý hay không, với những gì mà chúng tôi tin, thì đó lại là câu hỏi khác. Tính hợp pháp của CIA gắn kết chặt chẽ với sự tin cậy. Và chúng tôi không thể để mất mát cả hai khả năng đó” - ông Brennan tuyên bố một cách hết vức “vô tội”.

Ủy ban Thượng viện Mỹ về tình báo hôm 9-12 đã công bố phần lớn bản báo cáo nói về sự lộng hành của CIA dưới thời Tổng thống George Bush (con). Bản báo cáo đã nói về những vụ tr‌a tấ‌n dã man và lừa dối chính quyền cũng như cộng đồng xã hội.

Sau năm năm nghiên cứu hàng triệu tài liệu, Ủy ban tình báo Thượng viện Mỹ đã công bố báo cáo về phương pháp và hiệu quả lấy cung của CIA. Thượng viện Mỹ đã thừa nhận việc tr‌a tấ‌n nghi phạm khủ‌ng b‌ố trong các nhà tù CIA bí mật trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn nội dung tài liệu đã không được phổ biến rộng rãi.

Cho ý kiến về bản báo cáo, Tổng thống Barack Obama đã tuyên bố rằng hình thức tr‌a tấ‌n chẳng những không giúp thu thập thông tin, mà thậm chí phản tác dụng. Tuy nhiên, như được rõ, ông Obama cho đến nay vẫn chưa hoàn thành lời hứa đưa ra từ 6 năm trước là đóng cửa nhà tù ở căn cứ Guantanamo.

Tất cả những điều đó là thêm một lần nữa xác nhận những vi phạm nhân quyền thô bạo có hệ thống từ phía nhà chức trách Mỹ - đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga về quyền con người, ông Konstantin Dolgov bình luận. Tuy nhiên, việc đưa một nhân vật nào đó ra qui kết trách nhiệm trước công lý sẽ là chuyện rất khó.

Vấn đề là ở chỗ, những người thực hiện việc tr‌a tấ‌n đã làm theo lệnh trực tiếp của cấp trên. Ngày 11-9-2001 xảy ra vụ tấn công khủ‌ng b‌ố và ngay ngày 27 tháng 9 ông George Bush (con) đã ký Bản ghi nhớ, cho phép CIA phóng tay sử dụng cái gọi là "các phương pháp bổ trợ để thẩm vấn”, bao gồm cả các biệ pháp thần kinh-tâm lý để bẻ gãy ý chí của con người.

Và những nhân viên mẫn cán của CIA đã tiến hành tất cả các biện pháp tr‌a tấ‌n này đều là thực hiện lệnh trực tiếp của cấp trên và đương nhiên là họ không bị xét xử. Ai có thể bị đưa ra xét xử? - có thể là đương kim Giám đốc CIA John Brennan. Chính vì thế bây giờ ông ta ra sức bảo vệ CIA và các phương pháp thẩm vấn khai cung.

Tuy nhiên, có câu hỏi đặt ra là: Tại sao bản báo cáo chấn động này - dù là chỉ một phần - lại được công bố đúng vào lúc này? Nhà sử học Nga Aleksandr Kolpakidi nhận định, điều này phải tìm nguyên nhân trong chính trị nội bộ giới chức chính trị chóp bu của Mỹ.

Đảng viên Dân chủ Obama hầu như không có sự ủng hộ trong Quốc hội, nơi phần lớn nghị sĩ là người của đảng Cộng hòa. Còn ông George Bush (con), mà nhiệm kỳ Tổng thống diễn ra chính trong thời gian mà bản báo cáo về tra tấn đề cập, thì lại chính là đảng viên Cộng hòa.

Bản báo cáo này không phải là trường hợp đầu tiên khi những nghiên cứu điều tra được sử dụng trong cuộc đấu đá mâu thuẫn chính trị của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Trong những năm 1970 dưới thời Tổng thống Cộng hòa Richard Nixon cũng đã từng có chuyện như vậy.

Khi đó, cũng là đảng Dân chủ đã tiến hành cuộc điều tra quy mô lớn nhắm vào CIA. Đó là Ủy ban của Thượng nghị sĩ Church năm 1975 và Ủy ban Pike vào năm 1977, nhằm phanh phui những hành động xấu xa mà CIA đã thực hiện, ví dụ như nghe trộm, bẻ mã khóa, ám hại người ở nước ngoài.

Khuyến nghị của Ủy ban Church khi đó được dùng như cú hích để thông qua Đạo luật đặc biệt về giám sát tình báo. Nhưng sau các cuộc tấn công khủ‌ng b‌ố ngày 11 tháng 9 năm 2001, công việc của Ủy ban này hứng chịu chỉ trích vì hạn chế năng lực của CIA trong lĩnh vực tình báo, đe dọa đến an ninh của nước Mỹ.

Kể từ thời điểm đó, CIA thoát ra khỏi vùng kiểm soát của xã hội. Và bây giờ, nhờ tình hình chính trị bê bối ở nước Mỹ, chúng ta đã mới biết được rằng thời gian qua Cục tình báo trung ương Mỹ đã tiến hành những vụ việc ghê tởm, mất hết nhân tính, vi phạm quyền con người - ông Kolpakidi nhấn mạnh.

Thực trạng kinh hoàng về đòn tr‌a tấ‌n tù nhân của CIA

Chỉ 500 trong số 6.000 trang tài liệu được công bố nhưng vẫn đủ để dư luận hình dung bức tranh tàn bạo và vô luật pháp ngự trị trong các nhà tù CIA. Tù nhân bị dìm nước, không cho ngủ, bị nhốt trong quan tài, giả đem ra bắn - sự tàn nhẫn tinh vi của các nhân viên CIA không hề có giới hạn.

Theo phản ánh trong văn bản, các nghi can khủ‌ng b‌ố bị đập vào tường, phá rối cho ngủ, bị bỏ lại trong tình trạng lõ‌ּa th‌ּể, bắt ngâm trong bồn nước đá lạnh, giam trong xà-lim có phát nhạc mở to hết cỡ… Trong các cuộc thẩm vấn, áp dụng phổ biến các hình thức tr‌a tấ‌n như nhấn nước kiểu " đi tàu ngầm” và nhiều phương pháp tàn bạo khác để khai cung.

Chương trình "các nhà tù bí mật" được triển khai ở Mỹ từ năm 2001. Đối tượng nghi can khủ‌ng b‌ố thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đã bị bắt giữ và đưa đến các cơ quan đặc biệt. Ở đó họ không được hưởng bất kỳ hỗ trợ pháp lý và bị tước liên lạc với thân nhân. CIA không từ biện pháp nào nhằm khai thác thông tin.

Thậm chí, tù nhân tự nguyện đồng ý hợp tác cũng không thoát khỏi sự tr‌a tấ‌n vì CIA muốn chắc chắn không còn điều gì bị che giấu. Ví dụ như trường hợp một người tên là Abu Zubaydah bị bắt tại Pakistan năm 2002.

Sau khi bị biệt giam 47 ngày, các nhân viên CIA bắt đầu “làm việc” với Zubaydah: Ông bị đập vào tường, nhốt trong quan tài đóng kín 300 giờ đồng hồ, 83 lần bị dìm nước - những cơn co giật mạnh do thiếu oxy đã làm cho người này gãy xương tay và chân khi đang bị trói.

Đó chỉ là một trong 119 trường hợp được các thượng nghị sĩ đề cập tới. Điều kinh hoàn hơn là có nhiều người bị tr‌a tấ‌n vì những lí do hết sức mơ hồ. Ít nhất, Thượng viện Mỹ đã làm rõ 26 trong số 119 trường hợp này bị bắt theo lời tố cáo vô căn cứ hoặc vu cáo, còn thật khó thể biết con số thực tế là bao nhiêu.

Theo báo cáo điều tra của Ủy ban Thượng viện, các cuộc thẩm vấn của CIA diễn ra ở bất cứ địa điểm nào mà họ cho là cần thiết. Ngoài các nhà tù bí mật, một máy bay đặc biệt, di chuyển trên không phận các nước khác; các tàu lênh đênh ngoài vùng biển quốc tế cũng có thể biến thành “địa điểm tr‌a tấ‌n yêu thích”.

Những nhà tù bí mật đã tồn tại ở Afghanistan, Iraq, Thái Lan, Morocco, Romania, Lithuania và Ba Lan. Nhưng hầu hết lãnh đạo của những nước này đã từ chối thừa nhận sự liên quan đến các nhà tù CIA. Ngoan cố nhất là Warsaw, mặc dù giờ đây chính Washington đã không còn che giấu thực tế họ đã chi trả cho giới lãnh đạo Ba Lan về sự "hiếu khách".

Ông Alexander Gusev viện trưởng viện kế hoạch và dự báo chiến lược Nga nói: “Tất nhiên là các nhà lãnh đạo đương nhiệm của Ba Lan, Lithuania, sẽ bằng mọi cách từ chối nói tới những gì đang xảy ra trên lãnh thổ của họ. Theo họ, đó là các nhà tù đặc biệt của CIA và họ không có gì liên quan. Nhưng mọi người đều biết rằng, việc xây dựng những cơ sở này không thể diễn ra thiếu sự đồng ý của nước sở tại.

Ngoài những nhà tù bí mật còn có những nhà tù công khai. Nhà tù Guantanamo - được nhiều người đặt cho biệt danh là “Địa ngục trần gian” của Mỹ, đã 12 năm nay giam giữ chủ yếu các nghi phạm theo đạo Hồi chưa bị buộc tội. Trong chương trình tranh cử tổng thống của mình, đóng cửa nhà tù Guantanamo là một trong những cam kết đầu tiên mà ông Barack Obama đưa ra.

Nhưng đến nay đã là nhiệm kỳ hai của ông Obama mà ở Guantanamo vẫn còn nhiều người bị giam giữ không hề có điều tra và khởi tố. Sau khi xem xét báo cáo của Thượng viện, ông khẳng định các nhân viên CIA không nên sử dụng tr‌a tấ‌n để khai thác thông tin. Tuy nhiên, ông tiếp tục đưa ra những lời hứa mới và quyết định giữ kín nội dung báo cáo, chỉ cho phép công bố một phần nhỏ.

Sau kgi vụ việc được phanh phui, ông Dyuzharrik - người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết, ông Ban Ki-moon hưởng ứng quan điểm của Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Zeid Ra’ad Al-Hussein về việc không thể áp dụng quyền miễn trừ trừng phạt hay luật quá hạn truy tố cho những ai hỗ trợ hoạt động tr‌a tấ‌n.

Sau khi bản báo cáo này được công khai, ngoài việc bị Liên Hợp Quốc lên án, Mỹ còn chịu sự chỉ trích của rất nhiều quốc gia đã từng bị chính Washington đơn phương cáo buộc và trừng phạt về tội “vi phạm nhân quyền”, ví dụ như: Nga, Trung Quốc, Triều Tiên…, thậm chí là cả đồng minh như Pakistan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật