Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vaccine phế cầu 23 do hãng dược phẩm MSD (Mỹ) sản xuất hiện đã có mặt ở gần 50 quốc gia trên thế giới. Việt Nam vừa lần đầu tiên nhập vaccine này, phục vụ nhu cầu tiêm chủng cho người dân.
Việt Nam có thêm vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm
tiêm vaccine phế cầu phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm.

Ngày 28/8, Hệ thống tiêm chủng VNVC chính thức đưa vào tiêm chủng vaccine mới phòng 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết và viêm phổi mắc phải tại cộng đồng.

Vaccine dành cho trẻ em từ 2 tuổi và người lớn, đặc biệt hiệu quả cao ở người cao tuổi có bệnh nền; người suy giảm chức năng hô hấp do từng mắc Covid-19 như ho kéo dài, khan tiếng, khó thở, thở mệt, viêm phế quản; nhóm đối tượng nguy cơ cao (người trên 65 tuổi, người suy giảm miễn dịch như mắc bệnh HIV, ung thư, bất thường chức năng lách, cắt lách, bệnh hồng cầu hình liềm, suy thận mạn, hội chứng thận hư, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch…).

Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Cung ứng của Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, hiện vaccine phế cầu 23 đã có đầy đủ tại gần 200 trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc, được bảo quản an toàn trong hệ thống hàng trăm kho lạnh đạt chuẩn GSP chất lượng quốc tế và sẵn sàng triển khai tiêm rộng rãi cho trẻ em từ 2 tuổi, người lớn, người cao tuổi có bệnh nền.

Ngay trong ngày đầu triển khai, VNVC ghi nhận nhiều khách hàng là trẻ em, người cao tuổi đã từng tiêm vaccine phế cầu 10 và 13 trước đây đến để tiêm vaccine phế cầu 23, tăng cường bảo vệ sức khỏe hệ hô hấp trong thời điểm giao mùa.

Vaccine phế cầu 23 đã được đưa vào sử dụng tại gần 50 quốc gia trên toàn thế giới như Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Úc, Singapore… với hơn 400 triệu liều đã được tiêm để bảo vệ cho cộng đồng.

Đây là vaccine phòng 23 chủng vi khuẩn khác nhau của phế cầu, là những chủng tiêu biểu trong số những tác nhân gây bệnh phế cầu xâ‌m lấ‌n, bao gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F.

Lịch tiêm vaccine phế cầu 23 sẽ tùy theo độ tuổi và lịch sử chủng ngừa. Vaccine được khuyến cáo tiêm bổ sung cho trẻ em và người lớn đã tiêm vaccine phế cầu 10 và 13 để củng cố hiệu quả và tăng cường bảo vệ trước các chủng phế cầu khác mà hai loại vaccine này chưa có. Trẻ từ 2 tuổi trở lên và người lớn tiêm một liều cơ bản. Người có nguy cơ cao mắc bệnh cần tiêm chủng lại sau liều cơ bản 5 năm hoặc theo chỉ định của bác sĩ điều trị.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Trọng Giáo, Giám đốc Y khoa, Công ty MSD Việt Nam cho biết, các bệnh lý nguy hiểm do phế cầu gây ra như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết là vấn đề sức khỏe toàn cầu.

"Vaccine phế cầu MSD vừa được cấp phép tại Việt Nam giúp tạo miễn dịch chủ động phòng ngừa viêm phổi và bệnh lý xâ‌m lấ‌n do phế cầu như viêm màng não, nhiễm trùng huyết do 23 tuýp huyết thanh phổ biến cho người có nguy cơ nhiễm bệnh từ 2 tuổi trở lên và không giới hạn độ tuổi với người lớn”, ông Giáo nói.

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, vi khuẩn phế cầu gây ra 2 dạng bệnh lý gồm bệnh lý phế cầu xâ‌m lấ‌n (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi kèm nhiễm trùng huyết) và bệnh lý phế cầu không xâ‌m lấ‌n (viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi,...).

WHO ước tính mỗi năm trên thế giới có 1,6 triệu người chết do bệnh phế cầu khuẩn, chủ yếu do viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Hơn 90% số ca t‌ử von‌g do phế cầu xảy ra ở các nước đang phát triển.

Bác sĩ Bạch Thị Chính khuyến cáo, trước khi tiêm vaccine phế cầu 23, trẻ em và người lớn cần hoàn thành phác đồ tiêm vaccine phế cầu 10 hoặc vaccine phế cầu 13. Với trẻ đã vaccine phế cầu 10, nên tiêm 1 liều vaccine phế cầu 13 khi trẻ từ 2 tuổi, sau đó tiêm vaccine phế cầu 23.

Việc tiêm bổ sung vaccine phế cầu 23 tạo cơ hội cho c‌ơ th‌ể tiếp cận lại các tuýp huyết thanh có trong vaccine phế cầu 10 và phế cầu 13 đã tiêm trước đó, củng cố hiệu quả bảo vệ đồng thời phòng thêm các chủng phế cầu mới, nguy hiểm khác không có trong vaccine phế cầu 10, phế cầu 13, tăng cường khả năng chống lại các bệnh do phế cầu khuẩn xâ‌m lấ‌n hiệu quả hơn.

Bác sĩ Chính cho biết, nhiều nghiên cứu đã chứng minh hiệu quả của vaccine phế cầu 23 lên đến 86% trong việc phòng ngừa bệnh lý do phế cầu khuẩn xâ‌m lấ‌n và viêm phổi ở người cao tuổi và người có bệnh nền.

Cụ thể, vaccine phế cầu 23 có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh lý do phế cầu khuẩn xâ‌m lấ‌n từ 57% đến 85% tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và bệnh lý nền. Trong đó, nếu xét theo từng nhóm bệnh lý nền, vaccine phế cầu 23 giúp giảm nguy cơ mắc phế cầu đến 65% với nhóm bệnh phổi mạn tính, 73% với nhóm có bệnh mạch vành, 77% với nhóm cắt lách và 84% với nhóm đái tháo đường.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật