Ở Mexicali, một thành phố sa mạc ở biên giới phía bắc của Mexico, các dải màu hồng và tím đã chiếu sáng bầu trời đêm. Giới chức ở Mexicali cho biết có thể nhìn thấy nhiều cực quang hơn vào tối thứ Bảy.
Cực quang ngoạn mục xuất hiện trên bầu trời đêm đầy sao ở Mexicali, Mexico vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Reuters
Ánh đèn nhấp nháy của một chiếc máy bay xuyên qua cực quang ở California, Mỹ vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Carlos Avila Gonzalez
Cực quang cũng đã được nhìn thấy ở hầu hết các khu vực phía bắc nước Mỹ, theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia và những hình ảnh mà mọi người chụp được.
Cực quang xuất hiện mới một màu rực đỏ trên núi lửa Villarrica, ở Pucon, Chile vào ngày 10 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Reuters
Ở Chile, nơi ánh sáng được gọi là aurora australis hay ánh sáng phía Nam, người dùng phương tiện truyền thông địa phương và mạng xã hội đã chia sẻ những bức ảnh về bầu trời ở thành phố Punta Arenas được nhuộm một màu đỏ tươi.
Phương tiện truyền thông địa phương ở Argentina đưa tin những màu sắc tương tự chiếu sáng bầu trời ở thành phố Ushuaia của Patagonia.
Một người quan sát cực quang trên một khối đá ở Sheffield, Anh, vào ngày 11 tháng 5. Ảnh: Alastair Johnstone
Cựu quang chiếu sáng bầu trời ở Debrad, Slovakia vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Robert Nemeti
Hoạt động mặt trời gia tăng đã tạo ra những màn trình diễn ấn tượng về ánh sáng xanh, tím và đỏ nhảy múa trên bầu trời đêm hôm thứ Sáu trên khắp Bắc Bán cầu. Bởi vậy, ngoài các nước châu Mỹ, cực quang rực rỡ còn được nhìn thấy ở New Zealand, Vương quốc Anh, Phần Lan... và nhiều quốc gia khác.
Người dân ngắm cực quang ở ngoại ô Christchurch, New Zealand, ngày 11/5. Ảnh: Sanka Vidanagama
Bắc cực quang tỏa sáng trên bầu trời đêm ở Aarlanderveen, Hà Lan vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Josh Walet
Bắc cực quang tỏa sáng trên bầu trời đêm ở Brandenburg, Đức vào vào ngày 10 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Patrick Pleul
Theo Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ, các cơn bão địa từ được gây ra khi các vụ nổ plasma và từ trường từ vành nhật hoa của Mặt trời hướng vào Trái đất, nơi chúng có thể tạo ra cực quang như vậy. Cơ quan này cho biết cơn bão địa từ có thể sẽ tiếp tục kéo dài đến hết cuối tuần này.
Ánh sáng cực quang rực sáng trên bầu trời đêm trên những ngọn núi ở đèo Le Col des Mosses, Ormont-Dessous, Thụy Sĩ vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Jean-Christophe Bott
Cực quang tỏa sáng trên bầu trời Vienna, Áo vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Max Slovencik
Cực quang chiếu sáng bầu trời thị trấn Tara, Siberia, Nga vào ngày 11 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Alexey Malgavko
Cực quang tỏa sáng trên bầu trời Edinburgh, Scotland vào ngày 10 tháng 5 năm 2024. Ảnh: Jacob Anderson