Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt: Chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp là phù hợp

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Công ty PwC Việt Nam vừa công bố báo cáo “Nghiên cứu về hệ thống thuế tiêu thụ đặc biệt ” và cho rằng việc cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thu‌ốc l‌á tại Việt Nam nên chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp vì phù hợp với xu hướng thế giới.
Cải cách thuế tiêu thụ đặc biệt: Chuyển đổi sang hệ thống thuế hỗn hợp là phù hợp
Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, TGĐ Công ty Kiểm toán và Tư vấn PwC Việt Nam.

Nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và thuế suất tuyệt đối (tức thuế hỗn hợp) đối với thu‌ốc l‌á cũng là định hướng mà Chính phủ đã đưa ra trong chiến lược và kế hoạch cải cách hệ thống thuế Việt Nam đối với ngành thu‌ốc l‌á trong những năm tới.

Các chương trình cải cách thuế TTĐB trên thế giới

Bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn PwC Việt Nam cho hay, trong 3 phương thức đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện phổ biến trên thế giới, số quốc gia chọn thuế tuyệt đối nhiều nhất (66 quốc gia), tiếp đến là thuế hỗn hợp (61 quốc gia) và thuế theo tỷ lệ phần trăm (47 quốc gia) xét tại thời điểm năm 2018.

Với cơ cấu thuế tuyệt đối, khoảng cách giá giữa các sản phẩm cao cấp và giá thấp hơn sẽ được thu hẹp hơn, từ đó tạo động lực giảm sử dụng các sản phẩm chất lượng thấp hơn với giá rẻ. Xu hướng này có thể thấy ở 21 quốc gia EU áp dụng hệ thống thuế hỗn hợp (chi phối bởi thành phần thuế tuyệt đối).

Trong tương lai, WHO đề xuất các quốc gia hiện đang áp dụng thuế theo tỷ lệ phần trăm như Việt Nam, đầu tiên, nên bắt đầu chuyển sang hệ thống hỗn hợp bằng cách thêm cấu phần thuế tuyệt đối hoặc đưa ra mức thuế TTĐB tối thiểu. Còn các quốc gia đang áp dụng hệ thống hỗn hợp nên xem xét việc tăng cấu phần thuế tuyệt đối chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng thuế TTĐB trước khi chuyển sang một hệ thống thuế tuyệt đối thuần túy.

Theo đánh giá của PwC Việt Nam, một cơ cấu thuế hiệu quả là cơ cấu có khả năng cân bằng các mục tiêu sức khỏe và tạo ra nguồn thu thuế bền vững, đồng thời kiểm soát được việc tiêu dùng thu‌ốc l‌á bất hợp pháp.

Phương án và lộ trình tính thuế TTĐB cho Việt Nam

Phương án thứ nhất là chuyển sang hệ thống thuế hỗn hợp. Sau đó tăng dần thành phần tuyệt đối và giảm dần thành phần tương đối. Trong tương lai, khi phù hợp sẽ chuyển sang hệ thống thuế tuyệt đối đơn bậc;

Phương án thứ hai là chuyển sang hệ thống thuế tuyệt đối đa bậc (ví dụ 4 bậc). Sau đó thu hẹp dần số bậc để trở thành hệ thống tuyệt đối đơn bậc.

Mỗi phương án nêu trên đều có ưu và nhược điểm riêng, nhưng nhìn chung, PwC Việt Nam cho rằng phương án thứ nhất là hợp lý hơn cho Việt Nam. Phương án này cũng phù hợp với định hướng cải cách của Bộ Tài chính.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA).

Tại hội thảo “Thuế tiêu thụ đặc biệt - Hài hòa giữa điều tiết nguồn thu ngân sách Nhà nước và phát triển sản xuất kinh doanh” tổ chức vào tháng 8-2022 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) đã đề xuất phương án sửa đổi theo lộ trình: hai năm đầu thực hiện phương pháp thuế hỗn hợp - tương đối và tuyệt đối, bên cạnh thuế suất 75% có thể tăng thêm mức thuế tuyệt đối từ 1.000 đồng/bao. Tiếp đến sẽ nâng dần theo lộ trình 2 năm tiếp theo, nâng từ 1.000 đồng/bao lên 1.500 đồng/bao. Từ năm thứ 5 sẽ điều chỉnh tăng 2.000 đồng/bao.

Tiến tới chuyển đổi 100% sang thuế tuyệt đối

Điểm khác biệt chính là thay vì tăng thuế một cách đột ngột, mức tăng thuế được thực hiện dần theo lộ trình để doanh nghiệp và thị trường thích ứng dần dần. Ở phương án thứ nhất, theo báo cáo của PwC Việt Nam, tính thuế tuyệt đối ở mức thấp hơn so với đề xuất của Bộ Tài chính sẽ tránh được sự tăng giá đột biến ở nhóm thu‌ốc l‌á hợp pháp, khiến người tiêu dùng chuyển đổi sang thu‌ốc l‌á rẻ hơn, bao gồm: cả thu‌ốc l‌á kém chất lượng, độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thu‌ốc l‌á lậu.

Số thu ngân sách từ thuế thu‌ốc l‌á giai đoạn 2017-2020.

Trong bối cảnh chung của Việt Nam hiện nay, bà Đinh Thị Quỳnh Vân đề xuất, cần tăng thuế có lộ trình, minh bạch, mức tăng nên cao hơn tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt, tăng thuế TTĐB đối với thu‌ốc l‌á cần được thực hiện từng bước, với mức độ vừa phải; kế hoạch tăng thuế TTĐB cần có lộ trình hợp lý và có tính định hướng dài hạn nhằm đạt được một cách hài hòa mục tiêu Chính phủ đặt ra về hạn chế tiêu dùng cũng như giúp đảm bảo sự ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước, hạn chế sự gia tăng đột biến của thu‌ốc l‌á lậu, từ đó hỗ trợ chuyển đổi ngành thu‌ốc l‌á sang cơ cấu sản phẩm có chất lượng tốt hơn, ít độc hại hơn.

Chính phủ Việt Nam đã có những chiến lược, mục tiêu tổng thể và kế hoạch đặt ra đối với ngành thu‌ốc l‌á, được quy định tại Quyết định 508/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/4/2023 về “Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030” và Quyết định 2439/QĐ-BTC ngày 22/11/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính “Kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2025, cũng như cam kết của Việt Nam thông qua Công ước khung về kiểm soát thu‌ốc l‌á (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật