41 vùng trồng và 5 cơ sở đóng gói của Quảng Ninh đủ điều kiện xuất khẩu nông sản

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hồi đầu tháng 12, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chính thức phê duyệt thêm 16 vùng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đủ điều kiện cấp mã số sẵn sàng xuất khẩu.
41 vùng trồng và 5 cơ sở đóng gói của Quảng Ninh đủ điều kiện xuất khẩu nông sản
Ảnh minh họa

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh đã có 41 vùng trồng và 5 cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu.

Đây là lợi thế lớn đối với hoạt động sản xuất sản phẩm nông nghiệp của tỉnh. Hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đăng ký cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói để nông sản Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi vươn ra thị trường quốc tế.

Các địa phương được phê duyệt vùng trồng đủ điều kiện xuất khẩu mới gồm huyện Đầm Hà có 6 vùng trồng là 1 vùng trồng khoai lang, 1 vùng trồng lúa Bao Thai; 2 vùng trồng củ cải, 1 vùng trồng dưa ở thôn Làng Y, vùng trồng dưa ở thôn Tân Thanh.

Huyện Hải Hà có 9 vùng trồng là 1 vùng trà hoa vàng 3 vùng trồng chè, 2 vùng trồng mía tím, 2 vùng trồng rau cải xanh, vùng trồng lúa Việt Hương. Thị xã Quảng Yên có 1 vùng trồng thông.

Liên quan đến phát triển hàng nông sản, từ năm 2013, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng chương trình OCOP (mỗi xã phường một sản phẩm) thu hút nông dân các địa phương tham gia tích cực, từ đó hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao mang đặc trưng từng vùng miền.

Hiện tại, toàn tỉnh có trên 500 sản phẩm OCOP; trong đó, có 267 sản phẩm được cấp chứng nhận hạng sao OCOP. Cụ thể có 193 sản phẩm hạng 3 sao, 68 sản phẩm hạng 4 sao, 3 sản phẩm hạng 5 sao cấp tỉnh; 3 sản phẩm hạng 5 sao quốc gia.

Các sản phẩm OCOP Quảng Ninh dần được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài biết đến nhiều hơn, điển hình như các sản phẩm chả mực, sá sùng Vân Đồn, mực Cô Tô, ruốc tép, các sản phẩm OCOP Hạ Long, chè hoa Vàng của Ba Chẽ…

Hầu hết các sản phẩm đều đã được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý và đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong, ngoài tỉnh và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

OCOP trở thành một chương trình lớn, đóng góp tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo và từng bước làm giàu cho người nông dân ở tỉnh Quảng Ninh

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật