’Rắn học trò’ cướp sinh mạng bé 3 tuổi

Summer Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TP HCMBé trai 3 tuổi, ngụ Củ Chi, bị rắn hoa cổ đỏ (còn gọi là “rắn học trò“) cắn vào tay, chảy máu không thể cầm được, vào viện không có huyết thanh điều trị.
’Rắn học trò’ cướp sinh mạng bé 3 tuổi
Rắn hoa cổ đỏ, còn gọi “rắn học trò“. Ảnh: wikipedia.

Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng Khoa cấp cứu, bệnh viện Nhi đồng 1, ngày 4/10, cho biết bé nhập viện tuần trước với vết thương nhỏ ở mu bàn tay, kết quả xét nghiệm bé bị rối loạn đông máu rất nặng.

bệnh viện không có huyết thanh để giải độc "rắn học trò", bé được truyền huyết tương tươi, dùng thuốc yếu tố đông máu đậm đặc rất đắt tiền. Các bác sĩ hy vọng kéo dài khoảng hơn một tuần để nọc độc rắn tự bán hủy, c‌ơ th‌ể bé sẽ phục hồi.

Xem Video: 200 người chết mỗi ngày vì bị rắn độc cắn

//

Tình trạng bé nặng dần, không đáp ứng điều trị. Bé tiểu ra máu, suy thận, lọc máu vẫn không khống chế được nọc độc phát tán. Các cơ quan trong c‌ơ th‌ể dần tổn thương, bé suy đa tạng, suy tim, t‌ử von‌g.

"Chúng tôi vô cùng đau lòng khi một bệnh nhi vào viện tươi tỉnh bình thường, có thể ngồi chơi nói chuyện với bác sĩ, nhưng ai cũng biết trước rất khó cứu được tính mạng cháu bé", bác sĩ Phương trao đổi với VnExpress.

Theo bác sĩ Phương, đây là em bé thứ hai bị "rắn học trò" cắn, ban đầu hoàn toàn tỉnh táo, chỉ sưng và chảy máu vết cắn, ít ngày sau lại không qua khỏi, tại bệnh viện Nhi đồng 1. Ca đầu tiên là bé gái 15 tháng tuổi, ngụ Tiền Giang, nhập viện hồi tháng 4/2021 và t‌ử von‌g sau hai ngày. Những năm trước, bệnh viện ghi nhận một vài trường hợp nhưng may mắn lượng nọc độc ít, không làm rối loạn đông máu quá nặng nên cứu được.

Hiện, Việt Nam chưa có kháng huyết thanh độc "rắn học trò". Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 1 từng liên hệ đến nhiều nước trên thế giới để tìm kiếm kháng huyết thanh nhưng cũng không có. Đến nay, chỉ viện nghiên cứu ở Nhật thử nghiệm kháng huyết thanh này, song chế phẩm vẫn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa đủ ba pha để đưa thành phẩm ra thị trường, theo bác sĩ Phương.

"Kết quả thử nghiệm ở Nhật đang rất tốt, hy vọng Việt Nam có thể hợp tác nghiên cứu, sớm cho bệnh nhân dùng thử nghiệm khi cần", bác sĩ Phương chia sẻ.

Theo bác sĩ Phương, rắn hoa cổ đỏ có đầu màu xanh, cổ đỏ, thân nhiều màu sặc sỡ, nên được dân gian gọi là rắn hổ lửa, rắn bảy màu, rắn học trò, nữ hoàng bóng đêm... Rắn này không tự sinh ra nọc độc mà tổng hợp chất độc từ những con mồi có độc như cóc.

"Nhiều người tưởng rắn này không độc, thậm chí cho trẻ con nuôi chơi, nên còn gọi là rắn học trò. Thực tế, loài rắn này đặc biệt ở chỗ có hai chiếc răng chứa chất độc nằm sâu bên trong hàm chứ không phải ở răng nanh, răng hàm phía trước như các loài rắn khác. Nếu chúng mở to miệng, há hàm để quặp bằng răng chứa nọc độc thì rất nguy hiểm", bác sĩ Phương chia sẻ.

Bác sĩ khuyến cáo mọi người không chơi với rắn. Nếu bị những loại rắn độc cắn có thể gây rối loạn đông máu như rắn lục đuôi đỏ, rắn chàm quặp, rắn "hoa học trò"... gia đình nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất, không cần sơ cứu gì.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật