Cả gia đình có 14 F0, bé 2 tháng tuổi đã dương tính: Bí quyết vượt qua bệnh tật, không biến thành bệnh nhân

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chị Hồ Thị T.V, 53 tuổi, trú tại phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP.HCM cho biết gia đình chị có tới 14 người lần lượt là F0 nhưng bản thân chị vẫn lạc quan, truyền cảm hứng cho những người có người thân mắc Covid-19.
Cả gia đình có 14 F0, bé 2 tháng tuổi đã dương tính: Bí quyết vượt qua bệnh tật, không biến thành bệnh nhân
Nơi cách ly của chị V.

Cả nhà có 14 F0

Người đầu tiên được phát hiện dương tính với Covid-19 là em gái út nhà chị V., phát hiện qua sàng lọc cộng đồng. Sau khi em gái có kết quả xét nghiệm dương tính thì lần lượt các thành viên khác trong gia đình cũng có kết quả dương tính.

Chị V. cho biết dù các thành viên không ở chung nhà nhưng đại gia đình đều ở gần trong 1 hẻm nên mọi người có thói quen đi lại, ăn uống cùng nhau. Vì vậy virus lây lan nhiều hơn.

Cả gia đình chị V. có tới 14 F0 được xét nghiệm bằng phương pháp PCR. Sau thời gian tự theo dõi ở nhà thì mọi người cũng được đưa tới các trung tâm cách ly tập trung và đưa vào theo dõi tại bệnh viện d‌ã chi‌ến.

Chị V. hiện vẫn đang theo dõi tại bệnh viện d‌ã chi‌ến số 2, quận Thủ Đức.

Chị V. kể về hành trình cả gia đình liên tục có F0. Khi xét nghiệm gộp theo đại diện hộ gia đình vào đầu tháng 7. Người nhà chị V. được báo dương tính trong mẫu gộp nên cơ sở y tế lấy lại mẫu.

Sau đó lần lượt các thành viên trong đại gia đình đều được xét nghiệm. Chị V. cho biết gia đình chị ở chung 3 thế hệ nên lây nhiễm là điều khó tránh. Hơn nữa, virus là chủng mới dễ lây lại không có dấu hiệu để nhận biết rõ. Tuy nhiên, trong thời gian chờ các cơ quan y tế tới hỗ trợ, gia đình chị V. tự "nội bất xuất, ngoại bất nhập".

Chị V. tự tìm hiểu các thông tin về bệnh, đầu tiên nếu thấy trong người không khoẻ thì uống phòng 1 viên paracetamol rồi tiếp theo là cho mọi người xông hơi. Sau khi xông xong, mỗi người sẽ uống 1 ly chanh đường.

Mỗi ngày chị V. phục vụ cho những người trong gia đình. Các món ăn chị V. chuẩn bị sẵn cho từng người rồi mang lên phòng. Chị sử dụng bát ăn một lần, mọi người dùng xong lại cho vào túi rác. Trong thời gian chờ hỗ trợ từ y tế thì gia đình chị tự chăm sóc cho nhau trước, không hoang mang.

Sau gần 3 tuần cùng các thành viên vượt qua Covid-19, chị V, tâm sự điều chị thấy mình làm được đó là luôn giữ vững tinh thần, làm trụ cột cho các thành viên khác. Trong nhà chị V. từ bé 2 tháng tuổi tới người 59 tuổi dương tính. Có 1 người phải thở oxy. Những ngày đó, chị như ngồi trên đống lửa. Nhưng may mắn đã qua 3 ngày thì bình phục.

Thành viên nhỏ tuổi của gia đình chị V. ở khu cách ly

Ngoài ra, chị V. cũng chuẩn bị mật ong cho các thành viên trong gia đình để mọi người tăng sức đề kháng hơn. Buổi tối, chị V. lấy 1 hộp sữa chua rồi pha với 1 gói men tiêu hoá, nếu có mật ong thì cho vào 1 muỗng, để tới sáng rồi ăn, vì như vậy sẽ bảo vệ hệ tiêu hoá của mình. Trong thời gian chờ hỗ trợ từ y tế thì gia đình chị tự chăm sóc cho nhau trước, không hoang mang.

Các thành viên trong nhà hay bản thân chị V. cũng rất lạc quan. Chị không xem các tin tức xấu về dịch mà luôn tìm các thông tin tốt, truyền cảm hứng cho những người có người thân mắc Covid-19 giống như chị. Chị lập Zoom các thành viên trong gia đình chia sẻ nhau từ cách ăn uống, vận động cho hợp lý. Nhờ vậy các thành viên đều lần lượt được ra viện về cách ly tại gia đình.

Bản thân chị V. trong những ngày ở bệnh viện d‌ã chi‌ến cũng tự mình có lối sống tích cực. Dù nhiều tuổi nhất phòng nhưng chị vẫn động viên những người đồng bệnh để cùng nhau vượt qua. Sáng sớm, chị dậy tập thể dục nhẹ nhàng để c‌ơ th‌ể không mệt mỏi. Chị không quên gọi những người cùng phòng đứng lên cùng nhau vung vẩy chân tay cho giãn gân cốt.

Những thông tin trên mạng chị đều bỏ qua, chỉ cố gắng làm sao giữ tinh thần mình tích cực nhất.

Chị không cho phép mình biến thành bệnh nhân. Cố gắng ăn uống đầy đủ để c‌ơ th‌ể khỏe mạnh chiến đấu với virus. Có lẽ vì thế, đến hiện tại chị vẫn chỉ là người lành mang trùng. Chị V. đang chờ xét nghiệm lần cuối để có thể trở về cách ly tại nhà. Người thân của chị ra viện cách ly tại nhà chị cũng luôn dặn mọi người ý thức tự cách ly không ảnh hưởng tới người khác.

Suốt thời gian cùng người thân chiến đấu với Covid-19, chị V. tin rằng chỉ cần sống lạc quan, tin tưởng và cảm thông thì sẽ vượt qua bệnh tật. Thay vì ngồi than thở tại sao nhân viên y tế không chăm sóc cho mình, tại sao ở đây khổ thì cố gắng sống lành mạnh, làm theo tư vấn của nhân viên y tế và tự chăm sóc bản thân mình trước thay vì chờ đợi người khác.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12051
  1. Ngày đầu TP.HCM tổ chức tiêm vaccine đồng loạt cho shipper
  2. Tình hình Covid-19 hôm nay 1.8: TP.HCM thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm trong 2 tuần giãn cách
  3. Ca F0 đang “đi ngang”, TP.HCM siết chặt người ra đường ban ngày
  4. F0 tại TP.HCM đang có dấu hiệu tích cực: Chờ chút nữa, Sài Gòn sẽ khỏe
  5. Quận đầu tiên ở TP.HCM lập khu cách ly cho bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ
  6. Không có bảo hiểm y tế đăng ký tại TP.HCM có được tiêm vắc xin không?
  7. TP.HCM: Số ca F0 trên biểu đồ dịch đang đi ngang
  8. F0 phải cách ly tại nhà nên làm gì để tránh lây cho người thân?
  9. Thêm 4.060 ca mắc COVID-19 mới, riêng TPHCM có 2.503 ca
  10. TP.HCM: Người không có hộ khẩu vẫn được tiêm vắc xin
  11. TP.HCM tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19 với 1.000 bàn tiêm
  12. TP Hồ Chí Minh không còn ràng buộc đối tượng tiêm vaccine
  13. Thêm 8.622 người mắc Covid-19 trong ngày 30/7, TP.HCM có 4.282 ca
  14. Ngày 30/7 có 8649 ca, riêng TPHCM 4282 ca, Bình Dương 1920 ca
  15. Bác sĩ tại trung tâm cấp cứu 115 tâm sự: “Thèm 1 giấc ngủ trọn vẹn”
  16. Quận 1 lập 2 tổ công tác hỗ trợ sức khỏe, lương thực cho người dân
  17. “Biệt đội” tiếp tế trong khu phong tỏa ở TP HCM
  18. TP.HCM: Không phát hiện chuỗi lây nhiễm mới, đã có hơn 28.000 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19
  19. Tin tốt về Covid-19 ở TP.HCM: Gỡ phong tỏa P.19, Q.Bình Thạnh từ ngày 31.7
  20. TPHCM: Thêm 3131 bệnh nhân COVID-19 xuất viện; không phát sinh ổ dịch mới
  21. 3 ngày liên tiếp, hơn 11.200 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM xuất viện
Video và Bài nổi bật