Bác sĩ tại trung tâm cấp cứu 115 tâm sự: “Thèm 1 giấc ngủ trọn vẹn”

Kute Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Niềm mong cầu duy nhất của cán bộ Trung tâm cấp cứu 115 là TP.HCM hết dịch và được về ăn bữa cơm gia đình.
Bác sĩ tại trung tâm cấp cứu 115 tâm sự: “Thèm 1 giấc ngủ trọn vẹn”
Xe cấp cứu tại Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM. (Ảnh: Người Lao Động)

Ngày 27/7, UBND TP.HCM đã mở thêm tổng đài 115 d‌ã chi‌ến tại Công viên phần mềm Quang Trung. Đây là cơ sở nâng cấp từ Trung tâm cấp cứu 115 nhằm tăng khả năng hỗ trợ, điều phối bệnh nhân Covid-19.

Làm việc tại Trung tâm cấp cứu 115 trong thời gian ngắn nhưng bác sĩ Phạm Minh Nhựt (31 tuổi, công tác tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) có không ít nỗi niềm. Chia sẻ với báo Báo , vị bác sĩ trẻ này đã kể lại những cuộc gọi xúc động trong quá trình làm việc.

Cuộc gọi ấn tượng anh từng nhận là vào khoảng 9 giờ 20 phút, đầu dây bên kia nấc lên từng tiếng, cầu xin lực lượng y tế: "Ba em tự dưng khó thở, anh cho xe tới cứu bố em với". Tiếng khóc ngày càng lớn, run rẩy đọc thêm địa chỉ nhà và các thông tin liên quan khiến anh càng xót xa.

Với vị trí của một cán bộ y tế, anh nhanh chóng trấn an cô gái và khai thác thông tin để xác định tình trạng bệnh. Ngay sau khi xác định bệnh nhân có khả năng mắc Covid-19, biểu hiện nặng vì thêm bệnh lý nền, bác sĩ Nhựt mới phát lệnh điều phối xe và ê kíp cấp cứu đến nhà. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, anh thở phào nhẹ nhõm rồi tiếp tục nghe máy từ cuộc gọi tiếp theo.


Tình nguyện viên ngủ gục trên nền đất vào lúc 2 giờ sáng. (Ảnh: Vietnamnet)

Theo bác sĩ, đây chỉ là một trong hơn 5.000 cuộc gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 mỗi ngày. Hầu hết các cuộc gọi đều trong tình trạng khẩn cấp, bệnh nhân nguy cơ nhiễm Covid-19 cao và có nhiều triệu chứng nặng. dịch bùng phát mạnh khiến cơ sở này trở nên áp lực, quá tải và gặp nhiều khó khăn.

Sau ca trực mỗi đêm, anh và đồng đội "ù hết 2 tai", nhiều hôm không được ăn đúng bữa hay ngủ đủ giấc. Thậm chí, để tỉnh táo làm việc, các bác sĩ chỉ ăn một chiếc bánh mì cùng sữa đặc và uống thật nhiều cà phê. 


Bác sĩ Minh Nhựt và chiếc xe cấp cứu tại trung tâm. (Ảnh: M.D)

Chia sẻ với báo Báo , cán bộ y tế Trung tâm cấp cứu 115 tâm sự: "Những đêm trực, trên những chuyến xe hối hả, chúng tôi thèm lắm một giấc ngủ an yên. Và điều bình dị nhỏ nhoi như được ở ăn bữa cơm với gia đình, được xem một bộ phim yêu thích, lúc này đây dường như đã trở nên xa xỉ với những "chiến binh" tuyến đầu. Nhưng dù khó khăn, vất vả và đầy gian nan, tôi và đồng đội chưa bao giờ chùn bước, vẫn luôn dốc hết tâm sức để mong dịch Covid-19 sớm bị đẩy lùi, giành lại sự bình yên cho bà con, cho thành phố".

Trước tình hình bệnh dịch còn nhiều vấn đề, bác sĩ Nhựt vẫn tin tưởng về tương lai tươi sáng của thành phố. Tuy nhiên, vị bác sĩ này cũng không quên nhắc nhở bà con phải đồng lòng cùng lực lượng chức năng, cán bộ y tế để sớm đẩy lùi dịch bệnh.


Xe taxi được chuyển công năng thành taxi y tế, trang bị thêm vật dụng cần thiết. (Ảnh: Thông Tấn Xã Việt Nam)

Thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, ông Nguyễn Duy Long - Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, cuộc gọi sàng lọc Covid-19 tại đây đã tăng lên gấp 4 lần khi dịch bùng phát nhanh. Hiện tại, trung tâm có khoảng 40 đường truyền và có thể mở rộng lên 100 đường truyền trong thời gian tới.

Trong thời gian qua, UBND TP.HCM cũng đã huy động lượng lớn xe cứu thương cho trung tâm. Ngoài ra, Sở Y tế nâng cấp thêm khoảng 200 xe taxi truyền thống để chuyển đổi thành taxi y tế. Mỗi xe được trang bị oxy 7 lít, bộ test nhanh, khử trùng và nhiều dụng cụ y khoa theo như quy chuẩn của Bộ Y tế. Ngoài ra, UBND TP.HCM điều phối thêm 4 trạm vệ tinh ở quận Bình Chánh, quận Bình Tân, TP. Thủ Đức và quận 12. 


Sinh viên, bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu 115 tham gia trực điện thoại. (Ảnh: Tuổi Trẻ)

Trong chuyến kiểm tra nơi này, Chủ tịch UBND TP.HCM - ông Nguyễn Thành Phong khẳng định: "Sự chậm trễ của mình là tính mạng của một con người cho nên yêu cầu các cơ quan phải hỗ trợ tối đa cho Trung tâm cấp cứu 115". Với câu nói này từ người đứng đầu thành phố, có thể thấy rằng vai trò của Trung tâm cấp cứu 115 là vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống dịch trên địa bàn.

Lực lượng y tế, cơ quan chức năng và các ban ngành đoàn thể vẫn đang nỗ lực hết mình để chống dịch. Bởi vậy, mọi người đừng quên tự chủ động phòng dịch và thực hiện theo khuyến cáo 5K của Bộ Y tế nhé!

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 12051
  1. Ngày đầu TP.HCM tổ chức tiêm vaccine đồng loạt cho shipper
  2. Tình hình Covid-19 hôm nay 1.8: TP.HCM thực hiện 4 nhiệm vụ trọng tâm trong 2 tuần giãn cách
  3. Ca F0 đang “đi ngang”, TP.HCM siết chặt người ra đường ban ngày
  4. F0 tại TP.HCM đang có dấu hiệu tích cực: Chờ chút nữa, Sài Gòn sẽ khỏe
  5. Quận đầu tiên ở TP.HCM lập khu cách ly cho bệnh nhân mắc Covid-19 nhẹ
  6. Không có bảo hiểm y tế đăng ký tại TP.HCM có được tiêm vắc xin không?
  7. TP.HCM: Số ca F0 trên biểu đồ dịch đang đi ngang
  8. F0 phải cách ly tại nhà nên làm gì để tránh lây cho người thân?
  9. Thêm 4.060 ca mắc COVID-19 mới, riêng TPHCM có 2.503 ca
  10. TP.HCM: Người không có hộ khẩu vẫn được tiêm vắc xin
  11. Cả gia đình có 14 F0, bé 2 tháng tuổi đã dương tính: Bí quyết vượt qua bệnh tật, không biến thành bệnh nhân
  12. TP.HCM tăng tốc tiêm vắc xin Covid-19 với 1.000 bàn tiêm
  13. TP Hồ Chí Minh không còn ràng buộc đối tượng tiêm vaccine
  14. Thêm 8.622 người mắc Covid-19 trong ngày 30/7, TP.HCM có 4.282 ca
  15. Ngày 30/7 có 8649 ca, riêng TPHCM 4282 ca, Bình Dương 1920 ca
  16. Quận 1 lập 2 tổ công tác hỗ trợ sức khỏe, lương thực cho người dân
  17. “Biệt đội” tiếp tế trong khu phong tỏa ở TP HCM
  18. TP.HCM: Không phát hiện chuỗi lây nhiễm mới, đã có hơn 28.000 bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19
  19. Tin tốt về Covid-19 ở TP.HCM: Gỡ phong tỏa P.19, Q.Bình Thạnh từ ngày 31.7
  20. TPHCM: Thêm 3131 bệnh nhân COVID-19 xuất viện; không phát sinh ổ dịch mới
  21. 3 ngày liên tiếp, hơn 11.200 bệnh nhân COVID-19 ở TP.HCM xuất viện
Video và Bài nổi bật